Về kinh tế

Một phần của tài liệu 288 Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015 (Trang 32 - 33)

Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục gia tăng ở mức cao, trung bình trên 7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng ổn định, nhu cầu hàng hóa gia tăng. Năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 tốc độ lạm phát có sự gia tăng nhưng do nỗ lực của Chính phủ và các Bộ ngành trong việc kiềm chế lạm phát, tốc độ lạm phát đã chựng lại và nằm trong tầm kiểm soát nên cũng không có những biến động rủi ro lớn.

Kinh tế Việt Nam hiện đang có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6 chỉ còn khỏang 2,2%, thấp hơn nhiều so với chỉ số của tháng 5 là 3,91%. Nhập siêu tháng 6 giảm mạnh chỉ còn 1,3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,85 tỷ USD trong tháng 5. XK trong tháng 6 đạt khỏang 6,3 tỷ USD, vượt kỷ lục 5,15 tỷ USD của tháng 5, nâng giá trị XK trong 6 tháng đầu năm ước đạt khỏang 29,7 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2007.

Bên cạnh đó nền kinh tế VN còn nhiều thách thức : bội chi ngân sách còn cao chiếm xấp xỉ 5% GDP, ngoại thương nhập siêu, hiệu quả đầu tư của nền kinh tế còn thấp, được thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp cà phê còn gặp nhiều khó khăn, đó là : cần nhiều vốn đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay vay vốn không phải là chuyện dễ dàng mặc dù lãi vay là rất cao, cụ thể, lãi vay ngân hàng trước đây là 1,2%/tháng nhưng hiện nay là 1,5%/tháng. Môi trường ngày càng ô nhiễm, mưa bão bất thường gây nhiều thiệt hại, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém.

Một phần của tài liệu 288 Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015 (Trang 32 - 33)