Giá xuất khẩu cà phê nhân của VINACAFE

Một phần của tài liệu 288 Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015 (Trang 51 - 54)

Bảng 2.6: Giá xuất khẩu cà phê nhân của VINACAFE và giá trên thị trường Luân Đôn

ĐVT: USD/tấn

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng/2008

Luân Đôn 511,60 551,10 729,21 700,37 997,93 1.337,49 1.783,33 2.262,74 VINACAFE 409,21 433,92 677,27 650,00 850,00 1.194,00 1.617,09 2.177,70

Chênh lệch -102,39 -117,18 -51,94 -50,37 -147,93 -143,49 -166,24 -85,04

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam và Công ty TNHH VIS)

Bảng 2.7: Giá xuất khẩu cà phê nhân của VINACAFE và giá xuất khẩu của Việt Nam

ĐVT: USD/tấn

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng /2008

Việt Nam 406,29 380,60 644,09 649,51 789,19 1.183,74 1.686,11 2.082,91 VINACAFE 409,21 433,92 677,27 650,00 850,00 1.194,00 1.617,09 2.177,70

Chênh lệch 2,92 53,32 33,18 0,49 60,81 10,26 -69,02 94,79

Trong kinh doanh xuất khẩu cà phê ở VINACAFE nói riêng hay trên thế giới nói chung luôn có hai loại giá đó là giá outright (giá được xác định ngay khi ký hợp đồng) và giá trừ lùi (giá được căn cứ vào giá của thị trường Luân Đôn trừ đi mức trừ lùi do chênh lệch về chất lượng). Tuy nhiên, dù giá outright hay giá trừ lùi thì giá của VINACAFE luôn thấp hơn giá trên thị trường Luân Đôn khoảng 108 USD/tấn. Tùy theo chất lượng hàng của VINACAFE mà khoảng chênh lệch này thấp hay cao. Cụ thể, đối với Cà phê loại 1, trung bình trừ khoảng 40-60 USD/tấn, đối với cà phê loại 2 trừ khoảng 100-170 USD/tấn. Xuất phát từ quan điểm cà phê Việt Nam nói chung và VINACAFE nói riêng có chất lượng chưa chuẩn, chưa đồng bộ, thành phần tạp chất và độ ẩm còn cao,.… nên kể cả cà phê loại 1 cũng chưa xác định tại mức giá trên thị trường Luân Đôn mà phải trừ đi mức trừ lùi này. Đây chính là một thiệt hại lớn đối với không chỉ VINACAFE mà là toàn ngành cà phê Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, không phải tất cả những lô hàng đều có khiếm khuyết như trên nhưng đều bị người mua nước ngoài (các văn phòng nước ngoài tại Việt Nam) trừ đi mức trừ lùi này, mặc dù, có nhiều lô hàng họ mua về và xuất đi hoàn toàn không qua bất kỳ khâu sơ chế thêm nào. Sở dĩ, VINACAFE chấp nhận điều này là vì:

- Đây dường như là một thông lệ bất thành văn khi mua cà phê trên thị trường Việt Nam nói chung hay VINACAFE nói riêng. Bởi vì, chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung hay VINACAFE nói riêng đa phần chưa thực hiện được tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 trong mua bán cà phê.

- VINACAFE không bán cho họ thì cũng có những doanh nghiệp khác bán cho họ. Đây chính là sự manh mún trong kinh doanh, sự tranh bán giữa các đầu mối xuất khẩu trong nước với nhau.

- VINACAFE bị lệ thuộc vào nguồn khách hàng và thị trường.

- Mặc dù, VINACAFE vẫn có lợi nhuận thương mại nhưng người dân, người trực tiếp làm ra hạt cà phê, là người chịu thiệt.

Qua bảng 2.7, cũng cho thấy giá của VINACAFE luôn cao hơn so với giá của Việt Nam trong các năm qua là do:

- Chất lượng cà phê nhân của VINACAFE tốt hơn.

- Có sự tranh bán trên thị trường do có quá nhiều đầu mối xuất khẩu của Việt Nam xuất qua các văn phòng trung gian tại Việt Nam điều này đẩy giá Việt Nam xuống thấp.

Mặc dù vậy, năm 2007 giá cà phê nhân của VINACAFE thấp hơn giá xuất khẩu của Việt Nam 69,02 USD/tấn. Điều này cũng cho thấy, chất lượng cà phê nhân của VINACAFE chưa được ổn định.

Một phần của tài liệu 288 Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015 (Trang 51 - 54)