KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A – KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 106 - 108)

M ột số giải pháp cho từng trường được lồng ghép, đưa vào ở phần giải pháp chung cho cả 3 trường Sau đây là một số giải pháp riêng khác cho từng trườ ng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A – KẾT LUẬN

A – KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác QL đội ngũ GV ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT và giải pháp”, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

A.1- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận vềđội ngũ giáo viên THPT và QL

đội ngũ giáo viên giáo viên THPT. Công tác QL đội ngũ giáo viên là công tác quan trọng nhất ở trường THPT của người HT mà bản chất là QL con người. QL đội ngũ

GV đòi hỏi người HT không chỉ sử dụng những công cụ QL mang nặng tính pháp lý mà phải vận dụng nhuần nhuyễn sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học QL và khoa học QLGD.

A.2- Đánh giá một cách tổng quát về tình hình phát triển giáo dục THPT ở

huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT: Chất lượng giáo dục THPT ở huyện Tân Thành ngang với mặt bằng chất lượng giáo dục THPT của tỉnh BR-VT. Đội ngũ CBQL năng động, có trình độ, chất lượng QL toàn diện được đánh giá là khá tốt so với các CBQL ở các trường THPT trong tỉnh. Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, tuy nhiên đội ngũ

giáo viên vừa thiếu, vừa không đồng bộ, vừa không ổn định, do đa số GV thâm niên công tác còn ít nên kinh nghiệm giảng dạy chưa cao. Số lượng HS, số lượng lớp học phát triển nhanh trong giai đoạn 2000-2005 và có hướng ổn định trong giai

đoạn 2006-2010.

A.3- Đánh giá được thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành qua 5 nội dung QL: Quy hoạch, tuyển dụng GV; sử dụng GV; kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; đánh giá GV và BD đội ngũ giáo viên. Bên cạnh việc chủ động, linh hoạt và có trách nhiệm trong công tác QL, thực hiện khá tốt các chức năng QL ở một số hoạt động QL cụ thể thì ở một số hoạt động QL khác các HT vẫn còn tùy tiện dẫn đến thực trạng công tác QL đội ngũ GV của các HT chỉở mức độ trung bình khá.

A.4- Đánh giá được thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên ở từng trường THPT trong huyện.

A.5- Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm, từđó có đề ra giải pháp QL riêng cho từng trường và 7 giải pháp QL chung cho cả 3 trường nhằm khắc phục những nhược điểm, nâng cao hiệu quả công tác QL đội ngũ GV và nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT. Các giải pháp trên theo tác giả luận văn là có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với thực trạng đã được nghiên cứu, rất thiết thực và có tính khả thi cao.

A.6- Luận văn đã cố gắng thể hiện sự logic, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể và vận dụng các quan điểm phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học. Các quan điểm phương pháp luận đó bao gồm:

Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Xác định nội hàm của công tác QL đội ngũ

giáo viên THPT.

Quan điểm lịch sử: Thể hiện việc nghiên cứu thực trạng công tác QL đội ngũ GV ở 3 trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT từ năm 2005 đến năm 2007 và đề xuất các giải pháp QL cho 3-5 năm sau.

Quan điểm thực tiễn: Các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.

B – KIẾN NGHỊ

B.1- Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 106 - 108)