Quản lý về quy hoạch, tuyển dụng giáo viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 52 - 60)

- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ

d- Chất lượng giáo dục

2.3.1- Quản lý về quy hoạch, tuyển dụng giáo viên

Thc trng công tác QL ca HT v quy hoch, tuyn dng GV được trình bày bng 2.10 (trang 52).

bng 2.10 (trang 52).

Hoạt động 1.1: Lập quy hoạch, dự báo được nhu cầu về số lượngGV

Kết quả khảo sát cho thấy mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 4 (tốt) với tần số n xuất hiện lên đến 131, tuy nhiên số trung bình X = 3,41 chưa đạt tốt. Xem xét

đến phương sai và độ lệch chuẩn điểm ta thấy S2 = 0,56, S = 0,75 chưa thật đủ nhỏ, chứng tỏ mức độ phân tán quanh số trung bình đáng kể. Nghĩa là mặc dù mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 4, tần số tốt xuất hiện nhiều nhất nhưng tần số trung bình và yếu cũng đáng kể. Những số liệu và phân tích trên cho ta kết luận: hoạt động QL dự báo được nhu cầu về số lượng GV của các HT đạt mức khá tốt.

Trong hoạt động này kết quả QL của HT trường HD tốt nhất, với tần suất tốt f = 64,71%, số trung bình X = 3,57 (đạt mức tốt), phương sai S2 = 0,42 và độ

lệch chuẩn S = 0,65 khá nhỏ. Kết quả QL của HT trường PM đạt loại khá tốt (X = 3,30, S2 = 0,64, S = 0,80) nhưng vẫn thấp hơn so với kết quả QL của HT các trường HD và THĐ. Nguyên nhân là do hàng năm ở trường PM đều phải mở thêm các lớp bán công ngoài chỉ tiêu đã được Sở GD&ĐT phê duyệt. Một mặt trên địa bàn huyện chưa có trường dạy nghề cho HS tốt nghiệp trung học cơ sở theo học, mặt khác tâm lý của phụ huynh muốn cho con học THPT hơn là đi học nghề cho nên việc mở thêm lớp hàng năm làm cho việc dự báo nhu cầu về số lượng GV thiếu chính xác. Việc dự báo nhu cầu về số lượng GV của các HT chủ yếu mới dừng lại ở

công việc dự báo số lượng HS, số lượng lớp, trên cơ sở định mức biên chế 2,1 GV/lớp, số GV thuyên chuyển, để xây dựng nhu cầu số lượng GV.

Bảng 2.11: Số lượng giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT thuyên chuyển trong năm 2005 và 2006

Nguồn: Các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT

Trường 2005 2006

PM 4 4 8

HD 3 2 5

THĐ 5 9 14

Bảng 2.11 cho biết số lượng GV các trường THPT huyện Tân Thành thuyên chuyển trong năm 2005 và năm 2006 là 27 người. Qua phỏng vấn các CBQL ở các trường người nghiên cứu được biết những GV này đều chuyển về thành phố Vũng Tàu. Điều này cũng ảnh hưởng đến công việc dự báo nhu cầu GV trong từng năm và chứng tỏđội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành thiếu ổn định.

Hoạt động 1.2: Thực hiện đúng quy trình về tuyển giáo viên: thông báo công khai chỉ tiêu, xét tuyển và ký hợp đồng lao động

Mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 3 (khá), tần số n = 80, tần suất tương ứng là f = 33,90%, nhưng số trung bình chỉ đạt trên mức bình quân (X = 2,69). Phương sai và độ lệch chuẩn đều lớn (S2 = 0,91, S = 0,95), mức độ phân tán lớn chứng tỏ có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau trong việc thực hiện đúng quy trình về tuyển GV của các HT. Số liệu và sự phân tích trên cho ta kết luận: việc thực hiện đúng quy trình về tuyển GV của các HT chỉđạt mức trung bình.

Ở tỉnh BR-VT việc tuyển giáo viên THPT từ năm học 2004-2005 được phân cấp QL giao cho HT theo quy trình: HT xây dựng chỉ tiêu gồm số lớp, số HS, số GV, nhu cầu tuyển dụng GV từng bộ môn, trình Sở GD&ĐT phê duyệt. Căn cứ

vào chỉ tiêu được duyệt, HT thành lập hội đồng xét tuyển, Sở GD&ĐT ra quyết

định công nhận. Sau khi có quyết định công nhận danh sách GV trúng tuyển, HT tiến hành ký hợp đồng lao động lần đầu. Đánh giá kết quả hoạt động QL của HT trong việc thực hiện quy trình về tuyển GV chỉđạt mức trung bình cũng là điều bình thường bởi vì thời gian xét tuyển GV rất ngắn, trong vòng 15-20 ngày, từ khi Sở

GD&ĐT duyệt chỉ tiêu, ra thông báo, đến khi tiến hành xét tuyển xong. Hơn nữa khi thông báo công khai chỉ tiêu, nhận hồ sơ, tiến hành xét tuyển, lại rơi vào dịp hè nên nhiều GV không biết.

So sánh kết quả họat động QL của các HT trong việc thực hiện đúng quy trình về tuyển dụng GV thì kết quả QL của HT trường HD điểm cao nhất (X = 3,13

đạt mức khá), kết quả QL của HT trường PM điểm thấp nhất (X= 2,37 dưới mức trung bình), các ý kiến đánh giá chỉ tập trung vào mức khá, TB hoặc yếu (S2 = 0,84, S = 0,92).

Hoạt động 1.3: Tuyển đủ số lượng giáo viên so với tỷ lệ 2,1 giáo viên/lớp

Hoạt động QL của HT các trường PM, HD, THĐ đều có điểm khá tốt (X

theo thứ tự là 3,47; 3,47; 3,30), phương sai và độ lệch chuẩn điểm đều nhỏ, các ý kiến đánh giá hoạt động QL tuyển đủ số lượng GV so với tỉ lệ 2,1 GV/lớp của từng HT chủ yếu tập trung vào tốt và khá.

Vì thế đánh giá chung hoạt động QL này của các HT đạt mức khá tốt (X = 3,42, S2 = 0,48, S = 0,69, tần suất tốt f = 52,97%, tần suất khá f = 37,71%)

Bảng 2.12: Tỷ lệ giáo viên so với định mức cho phép ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT năm học 2006-2007

Nguồn: Các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT

So với định mức 2.1 GV/lớp So với định mức 2.25 GV/lớp Trường Số lớp GV Số GV/lTỷ lớệp Chênh lệch Số GV dư hoặc thiếu Chênh lệch Số GV dư hoặc thiếu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) PM 44 100 2.27 > 0.17 Dư 8 > 0.02 Dư 1 HD 35 67 1.91 < 0.19 Thiếu 7 > 0.34 Thiếu 12 THĐ 36 70 1.94 < 0.16 Thiếu 6 < 0.31 Thiếu 11  115 237 2.06 < 0.04 Thiếu 5 < 0.19 Thiếu 22 Ghi chú: GV = GV, (4) = (3) : (2), (5) = (4) – 2.1, (6) = (2) X (5,) (7) = (4) – 2.25, (8) = (2) X (7).

Bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ GV so với định mức cho phép ở các trường. So với

định mức 2,1 GV/lớp thì trường PM dư 8 GV, trường HD thiếu 7 GV, trường THĐ

thiếu 6 GV, tính chung toàn huyện thì thiếu 5 GV. Cơ bản các HT đã tuyển đủ GV so với tỷ lệ. 2,1 GV/lớp, kết quả trả lời ở phiếu trưng cầu ý kiến là khách quan và chính xác.

định mức biên chế GV ở trường THPT là 2,25 GV/lớp.Theo thông tư này trường HD thiếu 12 GV, trường THĐ thiếu 11 GV, trường PM dư 1 GV, toàn huyện thiếu 22 GV. Từ năm học 2007-2008 các trường cần chú ý định mức mới về biên chế GV

để tuyển đủ số lượng.

Hoạt động 1.4: Tuyển giáo viên đáp ứng được sự đồng bộ, không có môn thiếu hoặc thừa giáo viên

Với phương sai S2 = 1,02 và độ lệch chuẩn điểm S = 1,01 tương đối lớn chứng tỏ các ý kiến đánh giá có sự khác nhau, nhưng số trung bình X = 2,30, tần suất f chung của giá trị x = 2 và giá trị x = 1 lên đến 63,98 % cho ta kết luận: công tác tuyển GV của các HT không đáp ứng được sựđồng bộ.

Nếu tách riêng từng trường ta cũng có kết quả tương tự, số trung bình điểm QL của HT các trường PM, HD, THĐ chỉ đạt ở mức yếu, dưới 2,5 ( X theo thứ tự

là 2,26; 2,47; 2,19)

Dựa vào số lượng lớp của các trường ở bảng 2.2 trang 40 và số lượng giáo viên theo môn ở các trường THPT huyện Tân Thành trong năm học 2006-2007 ở

bảng 2.13 và tỷ lệ GV so với định mức 2,1 GV/lớp ở bảng 2.12 ta thấy trường PM dư 8 GV nhưng thực tế dư đến 16 GV ở các môn Ngữ văn , Lịch sử, Vật lý, Toán học, Hóa học, Sinh học, nhưng lại thiếu 8 GV ở các bộ môn Công nghệ, Tin học, GD Quốc phòng-An ninh, GD Ngoài giờ lên lớp, GD Nghề, GD Hướng nghiệp. Trường HD bình quân thiếu 7 GV nhưng thực tế lại thiếu 10 GV ở các bộ môn Vật lý, Công nghệ, Tiếng Anh, Toán học, Thể dục, GD Quốc phòng, GD Ngoài giờ lên lớp, GD Nghề, GD Hướng nghiệp và dư 3 GV ở các bộ môn Văn học, Lịch sử. Trường THĐ bình quân thiếu 6 GV nhưng thực tế lại thiếu 9 GV ở các bộ môn Vật lý, Tin học, Địa lý, GD Quốc phòng-An ninh, GD Ngoài giờ lên lớp, GD Nghề, GD Hướng nghiệp và dư 3 GV ở các bộ môn Ngữ văn, Công dân, Sinh học.

Bảng 2.14 thể hiện số GV được tuyển theo môn ở các trường THPT huyện Tân Thành trong 2 năm học: 2005-2006 và 2006-2007 là khá lớn (74 GV). Điều

đáng quan tâm là các môn Tin học, Vật lý, GD Quốc phòng-An ninh, GD Ngoài giờ lên lớp vẫn thiếu GV, các môn Ngữ văn; Lịch sử; Sinh học, dư GV nhưng vẫn có

GV được tuyển.

Lý giải vềđiều này, qua phỏng vấn CBQL ở các trường, đa sốđều cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong đội ngũ giáo viên là do các HT phải tuyển thêm một số GV để dạy thay những GV nghỉ sinh, những GV đi học và để

dạy một số tiết của các môn GD Nghề, GD Quốc phòng-An ninh, GD Ngoài giờ lên lớp, do những môn này không có GV chuyên trách.

Bảng 2.13: Số lượng giáo viên theo môn ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT trong 2 năm học: 2005-2006 và 2006-2007

Nguồn: Phòng Tổ chức-Cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh BR-VT Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 TT GV môn PM HD THĐ PM HD THĐ 1 Toán học 17 10 12 19 11 12 2 Vật lý 9 6 5 10 7 6 3 Hóa học 8 5 5 9 6 7 4 Sinh học 5 4 5 7 5 6 5 Công nghệ 1 1 2 1 1 2 6 Tin học 1 2 0 2 3 1 7 Ngữ văn 17 11 11 17 12 12 8 Lịch sử 7 3 4 9 5 4 9 Địa lý 4 3 3 5 4 3 10 Tiếng Anh 11 7 7 11 6 8 11 GD Công dân 5 3 4 4 3 4 12 Thể dục 6 4 4 6 4 5

13 GDQuốc phòng-An ninh 0 0 0 0 0 0

14 GD Ngoài giờ lên lớp 0 0 0 0 0 0 15 GD Nghề 0 0 0 0 0 0 16 GD Hướng nghiệp 0 0 0 0 0 0 91 59 62 100 67 70  212 237

Bảng 2.14: Kết quả xét tuyển giáo viên ở các trường THPT

huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT trong 2 năm học: 2005-2006 và 2006-2007

Nguồn: Các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT

Năm học Trường Ngữ văn Lịch sử Địa lý Toán học Vật lý Hóa học Sinh học Kỹ thuật Thể dục Công dân Tiếng Anh Tin học  PM 1 2 1 2 1 1 2 1 11 HD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 11 THĐ 3 1 1 1 1 1 2 2 12 2005 2006  5 4 3 4 1 1 2 1 3 3 5 2 34 PM 2 2 1 1 3 1 2 1 13 HD 2 1 3 1 1 1 1 10 THĐ 1 1 4 2 3 1 1 2 1 1 17 2006 2007  3 4 3 8 5 5 4 1 2 2 3 40  ( 2năm) 8 8 6 12 6 6 6 2 5 3 7 5 74 Hoạt động 1.5: Giáo viên được tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu về năng lực sư phạm

Yêu cầu về năng lực sư phạm chúng tôi đặt ra ở đây là năng lực tổ chức các hoạt động đối với lớp chủ nhiệm, tổ chức lớp học, và khả năng sư phạm trong giảng dạy. Ở trường THĐ, kết quả hoạt động QL này chỉ đạt mức yếu (X = 2,35). Ở

trường PM và trường HD kết quả hoạt động QL này đều được đánh giá trung bình.

Đánh giá chung cho cả 3 trường cũng ở mức trung bình với mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 2 (tần số n = 91, tần suất f = 38,56%), số trung bình X = 2,53, phương sai S2 = 0,94 và độ lệch chuẩn S = 0,97 tương đối lớn. Qua phỏng vấn CBQL các trường và GV chúng tôi được biết GV mới được tuyển dụng thường rất lúng túng trong công tác chủ nhiệm và giáo dục HS. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy và học đơn điệu, khô khan; sức thuyết phục từ chữ viết, điệu bộ, cử chỉ, lời nói trong giảng dạy không cao.

Sau khi phân tích, đánh giá tng hot động QL, người nghiên cu tính đim trung bình chung ca các hot động QL t 1.1 đến 1.5. Đim trung bình chung là X = 5 53 , 2 30 , 2 42 , 3 69 , 2 41 , 3     = 2,87. Kết hp vi s phân tích, đánh giá tng hot động QL trên, ta có kết lun: công tác QL ca các HT v tuyn dng GV đạt mc trung bình khá, trong đó có 2 hot động QL mc khá tt, 2 hot động QL mc trung bình và 1 hot động QL mc yếu. So sánh s liu các bng thng kê cho thy s đánh giá công tác QL ca HT qua phiếu trưng cu ý kiến là đáng tin cy.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)