- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ
d- Chất lượng giáo dục
2.3.4- Quản lý về đánh giá giáo viên
Thực trạng công tác QL của HT vềđánh giá GV được trình bày ở bảng 2.17 (trang 69). Với điểm trung bình chung của các hoạt động QL từ hoạt động 4.1 đến 4.5 là X = 5 26 , 2 50 , 3 02 , 3 55 , 2 30 , 3 = 2,93, ở mức cận khá, cho thấy các HT đã có sự quan tâm, đầu tư trong QL về đánh giá GV. Có 1 hoạt động QL được đánh giá ở mức tốt, 1 hoạt động QL ở mức khá tốt ,1 hoạt động QL ở mức khá, 1 hoạt động QL ở mức trung bình và 1 hoạt động QL ở mức yếu. Cụ thể:
Hoạt động 4.1: Đánh giá giáo viên đảm bảo được sự công khai
Qua khảo sát cho thấy kết quảđánh giá hoạt động QL này có phương sai và
độ lệch chuẩn tương đối nhỏ (S2 = 0,55; S = 0,74), tức là các ý kiến tương đối tập trung, cụ thể là tập trung đánh giá chủ yếu ở mức tốt và khá (tần suất chung của tốt và khá là f = 83,05%). Số trung bình tương đối cao, ở mức khá tốt (X = 3,30). Những điều đó chứng tỏ các HT đã đảm bảo được sự công khai khi đánh giá GV. Cuối mỗi năm học các HT đều tổ chức đánh giá GV theo đúng quy trình: GV viết bản tự đánh giá xếp loại và thông qua trong cuộc họp tổ; tổ góp ý, nhận xét đưa ra dự kiến xếp loại; HT tổ chức cuộc họp đánh giá GV, thành phần gồm Ban giám hiệu, TTCM, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên, cuối cùng HT công bố
công khai kết quả phân loại GV trước phiên họp toàn thể GV.
Nhìn chung HT trường PM, HT trường HD và HT trường THĐ đều thực hiện đúng quy trình và công khai khi đánh giá GV, kết quả khảo sát ở mức khá tốt và khá (số trung bình X theo thứ tự các trường là 3,34; 3,31; 3,22).
Hoạt động 4.2: Đánh giá giáo viên đảm bảo được sự dân chủ
Mốt của mẫu số liệu là giá trị x =2 (trung bình) ứng với tần số n = 105 (f=44,49%) và số trung bình là X = 2,55 chứng tỏ khi đánh giá GV các HT chưa thật sựđảm bảo dân chủ. Phỏng vấn thêm một số GV ở cả 3 trường, người nghiên cứu được biết các HT đều cố gắng làm tốt công tác tổ chức và thể hiện sự dân chủ
tổ chức đoàn thể tham dự khi đánh giá GV. Khi công khai kết quảđánh giá, GV vẫn
được trình bày ý kiến và bảo lưu ý kiến nhưng kết quảđánh giá rất ít khi được điều chỉnh. Không khí cuộc họp toàn thể GV và họp tổ khi đánh giá GV thường nặng nề
và do cả nể nên có rất ít ý kiến đóng góp cho đồng nghiệp. Các trường chỉ dựa vào quy chế đánh giá xếp loại GV của Bộ GD&ĐT, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá GV thật sự rõ ràng cụ thể trên cơ sở lượng hóa thành điểm. Các HT cũng chưa thật sựđảm bảo dân chủ khi mà GV không được tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến để
cụ thể hóa quy chế xếp loại GV của Bộ GD&ĐT áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường mình.
So sánh sự QL của từng HT vềđảm bảo dân chủ khi đánh giá GV thì điểm QL của HT trường PM thấp nhất, chỉ đạt mức yếu (X =2,38), điểm QL của HT trường HD cao nhất cũng chỉđạt mức trung bình (X = 2,76).
Hoạt động 4.3: Đánh giá giáo viên đảm bảo được sự công bằng
Mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 3 (khá) ứng với tần số n = 109, tần suất f = 46,19 %. Các ý kiến đánh giá cũng khá tập trung ở mức tốt và khá (tần suất chung của tốt và khá là 75 %), phương sai S2 = 0,6, độ lệch chuẩn S = 0,77). Số trung bình
đạt ở mức khá (X = 3,02). chứng tỏ các HT đã đảm bảo được sự công bằng trong
đánh giá GV, đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của GV. Các HT đã không dừng lại ở sựđồng ý với kết quảđánh giá của tổ chuyên môn mà có tổ chức họp bình xét, cân nhắc, so sánh GV giữa các tổ trong quá trình đánh giá. Việc đánh giá GV càng khách quan, công bằng thì càng tạo nên sựđoàn kết cao trong tập thể GV bấy nhiêu, vì vậy: như phân tích ở hoạt động 4.2, các HT cần cụ thể hóa các tiêu chí để đánh giá GV.
So sánh mức độ đảm bảo được sự công bằng khi đánh giá GV gữa các HT qua số trung bình, ta thấy HT trường PM có kết quả cao hơn, đạt mức khá (X = 3,13), HT trường THĐ và HT trường HD có kết quả thấp hơn, chỉ đạt mức trung bình khá (X là 2,99 và 2,88).
Hoạt động 4.4: Đánh giá giáo viên thể hiện được cả hai mặt: phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ
Theo quy chế đánh giá, xếp loại GV ban hành kèm theo quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ thì việc đánh giá GV về nội dung bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kết quả công tác được giao và khả
năng phát triển. Theo quan điểm của người nghiên cứu thì khả năng phát triển nặng về hệ quả của phần đánh giá vì vậy nên để phần khả năng phát triển riêng một mục
độc lập sau phần đánh giá.
Nghiên cứu kết quảđánh giá, xếp loại GV ở cả 3 trường, người nghiên cứu nhận thấy HT cả 3 trường đều tập trung đánh giá GV ở cả 2 mặt phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Đó là việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của ngành, quy chế của trường, tính trung thực trong công tác, thái
độ nghề nghiệp, sự tín nhiệm của HS, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả giảng dạy, giáo dục HS cùng với kết quả khảo sát ít nhất 2 tiết dạy ở trên lớp. Mặc dù HT, PHT các trường dự giờ khảo sát GV còn ít nhưng đã tổ chức cho TTCM và các GV giỏi, GV có uy tín dự giờ khảo sát, đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ý kiến đánh giá hoạt động QL này tập trung cao ở mức tốt và khá (phương sai và độ
lệch chuẩn nhỏ S2 = 0,40, S = 0,63; mốt của mẫu số liệu là giá trị x= 4 với tần số
tương ứng khá cao n =135, tần suất chung của tốt và khá là f = 92,73%), số trung bình đạt ở mức tốt (X= 3,50).
So sánh việc đánh giá GV thể hiện được cả hai mặt phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ giữa các HT qua số trung bình ta thấy HT trường THĐ có số điểm rất cao (X =3,63), HT trường PM có sốđiểm thấp nhất (X =3,44).
Hoạt động 4.5: Khi đánh giá giáo viên có chú ý đến đặc điểm tâm lý cá nhân
Đây là một nội dung mà trong quy chế đánh giá, xếp loại GV không được
đề cập, hơn nữa nếu có được đề cập cũng rất khó lượng hóa. Mặc dù vậy, người nghiên cứu vẫn đưa ra nội dung này để khảo sát bởi vì mục đích của việc đánh giá GV là giúp GV thấy được năng lực, trình độ, kết quả công tác, thấy được những ưu
điểm, khuyết điểm từ đó giúp họ phấn đấu, BD cho họ về chuyên môn nghiệp vụ
vui vẻ, hài lòng và dễ dàng chấp nhận sự đánh giá của người khác, nhất là đối với những GV không hoàn thành nhiệm vụ. Trực tiếp phỏng vấn CBQL ở cả 3 trường, người nghiên cứu được biết các HT cũng thấy được vấn đề này nhưng áp dụng trong đánh giá GV thì còn rất hạn chế. Một mặt do công việc quá bận rộn nên các HT ít cân nhắc chọn lựa thời điểm hợp lý để đánh giá GV, mặt khác các HT còn e dè thiếu mạnh dạn truyền đạt những tư tưởng chủ đạo khi đánh giá GV cần chú ý
đến đặc điểm tâm lý cá nhân đến những thành viên tham gia đánh giá mỗi khi các thành viên đề cao tính công bằng. Hoạt động QL này của các HT chỉ mới dừng lại ở
mức phân tích, so sánh, giải thích và động viên GV. Với tần số n = 113 ứng với mốt của mẫu số liệu có giá trị x = 2 (tần suất f = 47,82%); số trung bình đạt mức dưới bình quân (X = 2,26); sự phân tích ở trên; cùng với sự cả nể và tâm lý ngại đụng chạm trong QL của HT (nhưđã trình bày ở hoạt động 3.3) phản ánh việc đánh giá GV có chú ý đến đặc điểm tâm lý cá nhân của các HT chỉ đạt mức yếu là khách quan và chính xác.
Bảng 2.18 cho biết kết quảđánh giá xếp loại GV ở các trường THPT huyện Tân Thành năm học 2006-2007. Đây là kết quả xếp loại chung của 2 mặt phẩm chất
đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Gần một nửa GV được xếp loại xuất sắc (47,2%), 41,3 % GV xếp loại khá, GV xếp loại trung bình và kém chỉ chiếm 11,5%.
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên ở các trường THPThuyện Tân Thành, tỉnh BR-VT năm học 2006-2007
Nguồn: Các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT
Trường Số GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lượng 52 36 11 1 PM 100 Tỷ lệ 52 36 11 1 Số lượng 35 24 8 HD 67 Tỷ lệ 52.2 35.8 12.0 Số lượng 25 38 7 THĐ 70 Tỷ lệ 37.5 54.3 10.0 Số lượng 112 98 26 1 Tổng 237 Tỷ lệ 47.2 41.3 11.1 0.4
Bảng 2.19 trang 74