Quản lý về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 65 - 71)

- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ

d- Chất lượng giáo dục

2.3.3- Quản lý về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Thc trng công tác QL ca HT v kim tra hot động sư phm ca GV được trình bày bng 2.16 (trang 65).

Đim trung bình chung ca các hot động QL t hot động 3.1 đến 3.5 là X = 5 37 , 2 11 , 2 29 , 2 52 , 2 50 , 3     = 2,56, chng t QL ca các HT v kim tra hot động sư phm ca GV ch mc trung bình, các HT hoc là chưa chú trng công tác kim tra hot động sư phm ca GV hoc là buông lng công tác kim tra hot động sư phm ca GV, ch có 1 hot động QL được đánh giá mc tt, 1 hot động QL mc trung bình, còn li 3 hot động QL mc yếu. C th:

Hoạt động 3.1: Kiểm tra giáo án theo định kỳ

Kết quả khảo sát cho thấy phương sai (S2 = 0,37) và độ lệch chuẩn (S = 0,61) khá nhỏ, chứng tỏ các ý kiến tập trung cao; tần suất f chung của giá trị x = 4 và x = 3 lên đến 94,07 % là rất lớn và số trung bình X đạt mức 3,50 cho ta kết luận: hoạt động QL của các HT về kiểm tra giáo án theo định kỳđạt mức tốt. Qua phỏng vấn TTCM ở các trường, người nghiên cứu được biết công việc kiểm tra giáo án theo định kỳ được HT ủy quyền cho TTCM kiểm tra, ký duyệt hàng tháng, mỗi tháng 2 lần. Ngoài ra trong năm học các HT đều trực tiếp tổ chức và kiểm tra chéo giáo án 2- 3 lần.

Hoạt động QL kiểm tra giáo án theo định kỳ của HT trường PM và HT trường HD được đánh giá là tốt (số trung bình X đều bằng 3,51). QL của HT trường THĐở mức khá tốt (X = 3,48).

bng 2.16 (trang 65).

Hoạt động 3.2: Kiểm tra hoạt động dạy học theo thời khóa biểu

Đánh giá kết quả QL của các HT ở hoạt động này, chỉ có HT trường HD

đạt điểm QL trung bình khá (X = 2,90), còn điểm QL của HT trường PM (X=2,45) và điểm QL của HT trường THĐ (X = 2,23) chỉđạt mức yếu.

Tính chung cả 3 trường thì QL của các HT về kiểm tra hoạt động dạy học theo thời khóa biểu đạt mức trung bình, với số trung bình X= 2,52, độ lệch chuẩn S= 0,98, tần số n lớn nhất là 109 ứng với mốt của giá trị x = 2 (trung bình).

Thời khóa biểu là kế hoạch dạy học chung của toàn trường thể hiện một cách chặt chẽ nhất, khoa học nhất và tối ưu nhất, trong đó còn thể hiện định mức tiết học, môn học và quyền lợi của HS. Cho nên kiểm tra hoạt động dạy học theo thời khóa biểu, HT đồng thời kiểm tra được nề nếp dạy học của GV, thời gian thực hiện chương trình, tiến độ thực hiện chương trình và kể cả việc sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học. Thực tế HT các trường THPT ở huyện Tân Thành đều giao cho giám thị ghi chép, theo dõi giờ giấc tiết dạy, ngày công của GV, nhưng đây chưa phải là bản chất QL theo như nội dung phân tích ở trên. Các HT đã buông lỏng chức năng kiểm tra trong QL ở nội dung kiểm tra hoạt động dạy học theo thời khóa biểu.

Hoạt động 3.3: Kiểm tra chất lượng giảng dạy thông qua dự giờ lên lớp

Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV thông qua dự giờ thăm lớp ở trường PM, trường HD và trường THĐ đều yếu, số

trung bình điểm QL ở các trường đều nhỏ hơn 2,5 ( X theo thứ tự là: 2.20; 2,46; 2,26).

Tính chung cả 3 trường, các ý kiến đánh giá kết quả hoạt động QL của HT về kiểm tra chất lượng giảng dạy thông qua dự giờ lên lớp có độ phân tán lớn (S2=1,07, S = 1,03). Tần số xuất hiện nhiều nhất là n = 92 (tần suất f = 38,98 %)

ứng với mốt của mẫu số liệu có giá trị x = 2 (trung bình). Tuy nhiên phương sai lớn, các ý kiến không tập trung mà phân tán nhiều, tần số trung bình và yếu xuất hiện nhiều hơn cho nên kết quả QL chỉ đạt ở mức yếu (X = 2,29).

Kết quả hoạt động sư phạm của GV thể hiện nhiều ở chất lượng giảng dạy giờ lên lớp. Nhưng tại sao việc QL kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV thông qua

dự giờ lên lớp lại chỉ được đánh giá ở mức yếu. Trực tiếp phỏng vấn CBQL ở cả 3 trường chúng tôi được biết công tác kiểm tra chất lượng giảng dạy của các GV ở

trên lớp chưa được các HT quan tâm đúng mức. Các HT chủ yếu dự giờ của GV trong các kỳ hội giảng hoặc là theo lịch đã lên trước chứ ít khi dự giờ đột xuất. Số

tiết dự giờ để kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV cũng không được nhiều so với quy định mỗi GV ít nhất được dự 2 tiết/năm học. Mặt khác việc dự giờ của HT, PHT còn nặng về tính chất QL hành chính, đánh động để GV tự giác là chủ yếu, chưa đi sâu thực chất về công tác kiểm tra là phân tích sư phạm bài dạy, rút kinh nghiệm và bồi dượng GV.

Theo tác giả luận văn thì có các nguyên nhân sau đây dẫn đến thực trạng trên:

Các HT thiếu sự quan tâm, chưa thực sự thấy được vấn đề then chốt trong trường học là chất lượng dạy và học.

Công việc QL hành chính quá nhiều, vốn đã tốn rất nhiều thời gian, thêm vào đó các CBQL còn tham dự các lớp ĐT-BD, vì thế CBQL gần như không còn thời gian để dự giờ (ở trường PM Hiệu trưởng học bằng 2 công nghệ thông tin, 1 PHT học cao học ; ở trường HD Hiệu trưởng và 1 PHT đang học cao học; HT và PHT trường THĐđang theo học khóa học bồi dưỡng CBQL).

Bên cạnh đó sự cả nể, tâm lý ngại đụng chạm trong QL cũng làm cho các CBQL ít khi dự giờđột xuất.

Hoạt động 3.4: Kiểm tra công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp

Mốt của mẫu số liệu dừng ở giá trị x = 1 (yếu) với tần số n = 87, tần suất tương ứng f = 36,86%; phương sai và độ lệch chuẩn lớn nhất trong 25 hoạt động

đang khảo sát (S2 = 1,19, S = 1,09); số trung bình lại nhỏ nhất (X = 2,11), chứng tỏ

hoạt động QL kiểm tra công tác GD ngoài giờ lên lớp của các HT là yếu. Hoặc là các HT đã chưa đặt vị trí của công tác GD ngoài giớ lên lớp ngang hàng với các môn học khác, hoặc là các HT đã buông lỏng công tác GD ngoài giờ lên lớp. Đa số

các TTCM và đại diện GV khi được hỏi về vấn đề này đều cho rằng: trong chương trình phân ban THPT hiện nay đã có phân phối chương trình và nội dung của GD

Ngoài giờ lên lớp – nó là một môn học, nhưng không có GV chuyên trách. Các HT phải phân công những GV ít tiết, GV chủ nhiệm, trợ lý Đoàn Thanh niên “bao” công tác này. Hình thức GD ngoài giớ lên lớp cũng đa dạng, như thông qua nói chuyện, thăm quan, học ghép các lớp, học khác buổi. Chính vì thế mà nội dung chương trình không mang đặc thù riêng cho từng tổ chuyên môn mà cho tất cả. Các TTCM thì không mặn mà cho lắm, còn QL kiểm tra công tác ngoài giờ lên lớp của các HT thì buông lỏng và chủ yếu thông qua hình thức báo cáo từ dưới lên. Đây là kết quảđánh giá thấp nhất trong các nội dung QL của các HT trong bảng khảo sát.

Về hoạt động này, công tác QL ở trường PM và trường HD có số bình quân lớn hơn (X là 2,07 và 2,29) còn công tác QL ở trường THĐ có kết quả thấp hơn (X = 1,99).

Hoạt động 3.5: Kiểm tra công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

Mặc dù các ý kiến đánh giá có độ phân tán cho tốt, khá, trung bình và yếu tương đối cao (phương sai và độ lệch chuẩn là S2 = 0,77, S = 0,88) nhưng tần số n của giá trị x = 2 (trung bình) lên đến 122 (ứng với tần suất f là 51,69%), dẫn đến số

trung bình X = 2,37, những điều này cho ta kết quả: QL của các HT về kiểm tra công tác của GV chủ nhiệm cũng chỉđạt ở mức yếu.

Số trung bình điểm QL của các HT trường PM và trường HD đạt mức cận trung bình (X là 2,42 và 2,41), còn số trung bình điểm QL của HT trường THĐ thấp hơn (X= 2,25), chứng tỏ ở từng trường, QL về kiểm tra công tác của GV chủ

nhiệm cũng không được quan tâm đúng mức. Phỏng vấn thêm một số GV chủ

nhiệm ở các trường, người nghiên cứu được biết các HT chủ yếu kiểm tra công tác của GV chủ nhiệm thông qua cuộc họp Hội đồng chủ nhiệm và trong các cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện, chứ ít khi kiểm tra đột xuất và không có kế

hoạch kiểm tra cụ thể hàng tháng như kiểm tra giáo án. Mặt khác khi kiểm tra thường đề cập đến các nội dung như hồ sơ chủ nhiệm, công tác tổ chức và nề nếp HS mà chưa đi sâu vào những nội dung để giáo dục HS, giáo dục HS cá biệt, sự

Bảng2.17 trang 69

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)