Tình hình phát triển giáo dục & đào tạo a – Tình hình chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 - 41)

- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ

2.1.2-Tình hình phát triển giáo dục & đào tạo a – Tình hình chung

a – Tình hình chung

Về quy mô: Hệ thống mạng lưới trường học phát triển tương đối nhanh. Năm học 2006-2007 toàn tỉnh có 113 trường mầm non, mẫu giáo và nhà trẻ với 190 cơ sở; 144 trường tiểu học, 70 trường trung học cơ sở và 27 trường THPT. Bình quân mỗi phường xã có 1,5 trường mẫu giáo, mầm non, 2 trường tiểu học, ít nhất 1 trường trung học cơ sở. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có bình quân 3 trường THPT. Tổng số người đi học trong độ tuổi là 241.281 người, bình quân cứ 4 người dân có 1 người đi học.

Về chất lượng giáo dục: Chất lượng GD các bậc học được nâng lên đáng kể. Đến cuối năm 2004, tỉnh hoàn thành chỉ tiêu phổ cập GD trung học cơ sở. Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, chiếm tỉ lệ 14,8% tổng chi ngân sách địa phương.Tính

đến năm học 2006 – 2007, đã có 75 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 17 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 9 trường THPT.

Về đội ngũ CBQL và GV: Với việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng và Quyết định 09/2005/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành

đã xây dựng đề án triển khai kế hoạch ĐT, bồi dưỡng GV, CBQL giáo dục, trong

đó có việc ĐT, bồi dưỡng GV chưa đạt chuẩn và nâng chuẩn. Cho đến nay, đội ngũ

giáo viên của ngành nhìn chung đã đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ so với quy định: GD mầm non đạt 98,56% chuẩn và 6,63% trên chuẩn, GD tiểu học đạt 91,8% chuẩn và 21,25% trên chuẩn, GD trung học cơ sở đạt 98,68% chuẩn và 33,2% trên chuẩn, giáo dục THPT đạt 98,33% chuẩn và 7,05% trên chuẩn.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngành GD của tỉnh vẫn còn phải đối mặt với những tồn tại như: chất lượng GD toàn diện ở các vùng sâu, vùng xa chưa cao. Ở một sốđơn vị trường học, việc giảng dạy một số bộ môn như: Thể

dục, Công nghệ, Nhạc họa, GD Nghề, DG Hướng nghiệp còn chưa đảm bảo vì thiếu GV. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ là một khó khăn lớn cho việc triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học. Công tác QLGD đã có nhiều cố gắng song chưa bắt kịp so với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục.

Nhìn chung, trong nhng năm gn đây, cùng vi s phát trin kinh tế-xã hi ca tnh, tình hình GD&ĐT tnh BR-VT đã có nhiu chuyn biến tích cc.

b – Tình hình giáo dục THPT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Về quy mô: Năm học 2005-2006 toàn tỉnh có 25 trường THPT, trong đó có 2 trường chuyên biệt, 18 trường công lập, 4 trường bán công và 1 trường dân lập với tổng số HS là 36.337. [34] Đến năm học 2006-2007 toàn tỉnh có 27 trường THPT với 37.027 HS tăng 1661 HS (4,7%) so với năm học 2005-2006. Số HS ngoài công lập là 11.225 chiếm 29,76%. Thực tế toàn tỉnh mới chỉ có 1 trường THPT tư thục (trường THPT dân lập chuyển sang tư thục) với xấp xỉ 3% HS. Số HS còn lại nằm trong các trường bán công và các lớp bán công trong trường công lập. Số trường THPT đạt chuẩn Quốc gia là 9 trường. [35]

Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Năm học 2005-2006 có 1.448 GV trong đó có 1.340 GV (92,54%) đạt chuẩn, 13 GV (0,9%) trên chuẩn và 95 GV (6,57%) chưa đạt chuẩn, tỷ lệ GV/lớp là 1,72. Số CBQL (HT, PHT) là 65 người. [34]

Năm học 2006-2007 tổng số giáo viên THPT là 1.560 GV. Số GV đạt chuẩn là 1.534 GV chiếm tỷ lệ 98,33%, (trong đó có 110 GV trên chuẩn - chiếm tỷ

lệ 7,05%), 26 GV (1,67%) chưa đạt chuẩn, tỷ lệ GV/lớp đạt 1,82. Năm học này đội ngũ CBQL là 70 người, đa số đã được học qua lớp bồi dưỡng CBQL. Nhìn chung

đội ngũ CBQL có tuổi đời tương đối trẻ, nhiệt tình, yêu công việc và có năng lực QL.

Về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật: Tất cả các trường THPT trong tỉnh đều có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường lớp khang trang, phòng học

được xây dựng kiên cố. Trừ một số trường ở thành phố Vũng Tàu khuông viên chật hẹp, còn hầu hết các trường đều có khuôn viên rộng rãi, sân tập thể dục cho HS,

một số trường đã có nhà thể thao đa năng. Các trường đều được trang bị ở mức cho phép tối thiểu về thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học. Đa số các trường

đều có phòng nghe nhìn, 2-3 phòng vi tính với 50-75 máy, 3 phòng học thực hành bộ môn Vật lý, Hóa học và Sinh học, 1 phòng thư viện, phòng máy nối mạng ADSL cho GV khai thác, sử dụng. Tuy nhiên thiết bị kỹ thuật trang bị cho các trường vẫn thiếu đồng bộ và mau hỏng.

Về chất lượng giáo dục: Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy đa số HS được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt (năm học 2005-2006 là 91,7%, và năm học 2006-2007 là 91,8%), chưa tới 1% HS xếp loại hạnh kiểm yếu trong năm học 2006-2007. Tỷ lệ

HS xếp loại học lực yếu, kém năm học 2005-2006 là 17,8%, năm học 2006-2007 là 19%, chất lượng học tập của HS vẫn còn thấp.

Bảng 2.1: Xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THPT

tỉnh BR-VT năm học 2005-2006 và năm học 2006-2007

.

Nguồn: Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT tỉnh BR-VT

Xếp loại học lực (%) Xếp loại hạnh kiểm (%) Năm học Số lượng HS Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2005-2006 36.337 6,9 29,8 45,5 17,1 0,7 61,4 30,3 7,2 1,1 2006-2007 37.027 4,9 27,4 48,7 18,2 0,8 60,2 31,6 7,3 0,9 Ghi chú:TB= Trung bình Tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2005-2006 là 93,34%, trong đó giỏi: 4,24%, khá 15,31% (có 9.917/10.625 thí sinh đậu tốt nghiệp). Năm học 2006-2007 ở kỳ thi lần 1 có 7.526/10.767 thí sinh đậu tốt nghiệp, chiếm 69,9%, trong đó giỏi: 2,5%, khá 10,27%; tỷ lệ tốt nghiệp cả kỳ thi lần 1 và lần 2 là 81,19%, tương đương với mặt bằng tốt nghiệp chung của HS toàn Quốc (80,38%).

Như vậy kết quả học tập và kết quả tốt nghiệp trong năm học 2006-2007 so với năm học 2005-2006 đều giảm. Điều này phản ánh rõ nét việc thực hiện cuộc vận động dạy thực chất, học thực chất của ngành GD&ĐT.

Điểm trung bình tổng 3 môn thi đại học-cao đẳng của 1 thí sinh tính trên số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượt thí sinh dự thi của tỉnh BR-VT năm 2006 là 9,27 (xếp thứ 21/64 tỉnh, thành), năm 2007 là 12,51 (cũng xếp thứ 21/64 tỉnh, thành). Độ vênh giữa kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học-cao đẳng trong năm 2006 là 3,92 (xếp thứ 38/64 tỉnh, thành); năm 2007 là 2,37 (xếp thứ 27/64 tỉnh, thành).

Quy mô trường, lp; cơ s vt cht và đội ngũ giáo viên THPT tnh BR- VT đã đáp ng được nhu cu hc tp ca HS. Cht lượng giáo dc THPT ca tnh ngang vi mt bng chung ca cht lượng giáo dc THPT toàn quc Tuy nhiên, giáo dc THPT ca tnh BR-VT vn còn khó khăn trong vic m các trường tư thc và nâng cao cht lượng đội ngũ giáo.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 38 - 41)