- Đối với trường THĐ:
b. Đánh giá chung cho cả 3 trường
KẾT LUẬN CHƯƠN G
Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, tác giả luận văn đã nghiên cứu một cách khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển GD và giáo dục THPT tỉnh BR-VT.
Với các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu sản phẩm, tọa đàm, quan sát, điều tra và sử dụng toán thống kê, tác giả luận văn nghiên cứu một cách khách quan về thực trạng giáo dục THPT ở huyện Tân Thành và thực trạng công tác QL
đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành tỉnh BR-VT, trong đó có cả
sựđánh giá riêng cho từng trường.
Trên cơ sở hai nội dung chính nêu trên, tác giả luận văn đã chứng minh
được:
-Việc QL của các HT về sử dụng GV; đánh giá GV; quy hoạch, tuyển dụng GV; BD đội ngũ giáo viên được đánh giá ở mức khá và trung bình khá.
-Việc QL của các HT về kiểm tra hoạt động sư phạm của GV được đánh giá
ở mức trung bình.
-Thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT chỉở mức trung bình khá.
- Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do các HT còn buông lỏng và thực hiện thiếu đồng bộ một số chức năng QL.
Đối chiếu với giả thuyết khoa học đưa ra ở phần mở đầu ta thấy hoàn toàn phù hợp, nói một cách khác: giả thuyết khoa học đã được chứng minh.
Kết quả nghiên cứu cũng đánh giá được thực trạng QL đội ngũ giáo viên ở
từng trường và chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, những nguyên nhân trong QL
đội ngũ giáo viên chung cho cả 3 trường để làm cơ sở đề ra các giải pháp QL đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT ở chương 3.
Chương 3- CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH,