Tình hình phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 38)

- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ

2.1.1-Tình hình phát triển kinh tế-xã hộ

Tỉnh BR-VT nằm ở phía đông khu vực Đông Nam bộ, được thành lập vào ngày 12/8/1991 với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.975,14 km2. Lãnh thổ bao gồm 2 phần: phần hải đảo (Côn Đảo) và phần đất liền. Phần đất liền phía bắc giáp Đồng Nai, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía nam và

đông nam giáp biển Đông. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính, trong đó có: 01 thành phố (Vũng Tàu), 01 thị xã (Bà Rịa) và 06 huyện (Long Điền, Đất Đỏ, Tân thành, Xuyên Mộc , Châu Đức và Côn Đảo), bao gồm 49 xã, 24 phường, 06 thị trấn.

Theo số liệu thống kê năm 2004 thì dân số của tỉnh là 908.233 người. Dân cư phân bố ở các địa bàn tương đối không đều. Mật độ dân cư ở thành phố Vũng Tàu là 1.793 người/km2 trong khi đó ở Côn Đảo lại là 36 người/km2. Ở tỉnh BR-VT chủ yếu có 04 dân tộc chung sống, trong đó: dân tộc kinh chiếm khoảng 97,66%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 1,36%, dân tộc Khơme khoảng 0,18% và dân tộc Châu Ro chiếm khoảng 0,8% dân số.

Thế mạnh của tỉnh BR-VT là nông – ngư nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch và dầu khí. Hiện nay tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ một cách tích cực.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; hoàn thành chỉ tiêu xóa đói, giảm tỉ lệ nghèo; quan tâm thực hiện các chính sách và phúc lợi xã hội, trình độ dân

trí được nâng lên, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, khoa học công nghệ được quan tâm ứng dụng.[35]

Tình hình kinh tế-xã hi trên đã to nhiu điu kin thun li để thúc đẩy phát trin s nghip GD&ĐT tnh BR-VT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 38)