- Mục tiêu của công tác QL đội ngũ giáo viên THPT là xây dựng đội ngũ
d- Chất lượng giáo dục
2.3.2- Quản lý về sử dụng giáo viên
Thực trạng công tác QL của HT về sử dụng GV được trình bày ở bảng 2.15 (trang 61).
Hoạt động 2.1: Phân công giảng dạy đúng với chuyên môn được đào tạo của giáo viên
Với tần số tốt lên đến 137 (tần suất f = 58,05%), tần số khá là 89 (tần suất f = 37,71%), mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 4, số trung bình X = 3,54, các ý kiến
đều rất tập trung (phương sai và độ lệch chuẩn rất nhỏ S2 = 0,33, S = 0,57), cho thấy hoạt động QL của các HT về phân công giảng dạy đúng với chuyên ngành được ĐT của GV đạt mức tốt.
Riêng từng trường, số trung bình điểm QL của HT trường THĐ cao nhất,
đạt mức tốt (X = 3,65). Số trung bình điểm QL của HT trường PM và trường HD
đều bằng nhau, cùng ở mức khá tốt, (X= 3,49), nhưng không nói lên được sự cách biệt. Xem xét đến phương sai và độ lệch chuẩn ta thấy ở trường HD có pương sai và
độ lệch chuẩn nhỏ hơn, chứng tỏ mức độ phân tán các ý kiến đánh giá hoạt động QL này của HT trường HD là ít hơn so với HT trường PM.
Mặc dù ở hoạt động 1.4 các HT tuyển GV không đáp ứng được sựđồng bộ, vẫn nhiều môn thừa GV, nhiều môn khác lại thiếu GV nhưng sự phân công GV dạy
đúng chuyên môn rất được các HT tôn trọng, thực hiện tốt. Điều này chứng tỏ lý giải của các HT về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong đội ngũ giáo viên ở
mục 2.3.1, hoạt động 1.4 trang 56 là chấp nhận được. Thực tế GV cũng bằng lòng với sự phân công của HT như: GV Vật lý dạy Công nghệ (phần Kỹ thuật công nghiệp), GV Toán học dạy Tin học, GV Sinh học dạy Công nghệ (phần Kỹ thuật nông nghiệp), GV Thể dục dạy GD Quốc phòng-An ninh, GV chủ nhiệm dạy GD Ngoài giờ lên lớp, những GV ít tiết dạy GD Hướng nghiệp.
Hoạt động 2.2: Phân công giảng dạy trong từng khối có sự xen kẽ giữa giáo viên khá, giỏi và giáo viên trung bình,yếu
Qua kết quả khảo sát hoạt động này, công tác QL ở trường PM yếu hơn công tác QL ở trường HD và THĐ. Ở cả 2 trường HD và THĐ số trung bình điểm QL X là 2,85 và 2,72 (ở mức trung bình khá và mức trung bình), còn ở trường PM số trung bình điểm QL X= 2,43 dưới mức trung bình.
Tính chung cả 3 trường thì tần suất chung của giá trị x = 2 và x = 1 là f=53,39%, số trung bình X = 2,64, phương sai và độ lệch chuẩn S2 = 0,71, S = 0,84 là khá lớn, các ý kiến đánh giá có sự phân tán tương đối cao, chứng tỏ hoạt động phân công giảng dạy cho GV trong từng khối có sự xen kẽ giữa GV khá, giỏi và GV trung bình, yếu của các HT chỉ đạt mức trung bình.
Tìm hiểu kỹ hơn, người nghiên cứu đã phỏng vấn các PHT và đại diện GV của cả 3 trường. Các PHT đều cho rằng GV khá, giỏi được phân công giảng dạy ở
các lớp tạo nguồn và khối 12 còn lại phân công theo kiểu “dàn hàng ngang” đồng
đều. Đa số ý kiến đại diện GV cho rằng việc phân công GV khá, giỏi dạy xen kẽ
cùng khối với giáo viên trung bình, yếu không chỉ cần thiết đối với khối 12 mà thậm chí còn rất cần thiết đối với khối 11 và 10, thực tế các HT đang quan tâm “cái ngọn” nhiều hơn “cái gốc”. Điều này đòi hỏi các HT phải cân nhắc, tính toán lại trong việc phân công GV khá, giỏi đều trong từng khối để làm nòng cốt, đồng thời tạo cơ hội cho những GV còn yếu học hỏi, thử thách, vươn lên. Có như vậy mới tạo ra được những chuyển biến lớn, mới có được một đội ngũ giáo viên vững mạnh về
bảng 2.15 (trang 61).
Hoạt động 2.3: Phân công nhiệm vụ có sự kết hợp giữa năng lực và nguyện vọng của giáo viên
Nếu GV có năng lực hạn chế, khi phân công thực thi nhiệm vụ thì khó có thể hoàn thành. Ngược lại GV có năng lực nhưng do hoàn cảnh gia đình hoặc một hoàn cảnh khó khăn khách quan nào đấy thì khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ
cũng khó đạt kết quả cao. Chính vì vậy, người HT khi phân công nhiệm vụ cần có sự xem xét kết hợp giữa năng lực và nguyện vọng của GV.
Với số trung bình X = 3,40, công tác QL của HT trường PM đạt mức khá tốt. Kết quả khảo sát điểm QL của HT trường HD và HT trường THĐ đều có phương sai và độ lệch chuẩn bằng nhau (S2 = 0,57, S = 0,75), chứng tỏ các ý kiến
đánh giá về công tác QL ở 2 trường này tương đối tập trung, nhưng ý kiến đánh giá về QL ở trường THĐ tập trung tốt và khá nhiều hơn, trong lúc đó ý kiến đánh giá về
QL ở trường HD tập trung khá và trung bình nhiều hơn, cho nên số trung bình điểm QL của HT trường THĐ lớn hơn (X = 3,20), công tác QL của HT trường THĐ đạt loại khá, công tác QL của HT trường HD chỉđạt mức trung bình khá (X = 2,93).
Tính chung cả 3 trường thì hoạt động QL này của các HT đạt mức khá với số trung bình X = 3,21, phương sai S2 = 0,54 tương đối nhỏ. Đa số các ý kiến đánh giá tập trung ở loại tốt và khá với tần suất chung lên đến 81,36 %. Theo người nghiên cứu, kết quả này là khách quan bởi vì thực tế ít có HT nào khi phân công nhiệm vụ cho GV lại đạt đến mức hoàn toàn thỏa mãn đồng thời cả 2 yêu cầu về
năng lực và nguyện vọng của GV.
Hoạt động 2.4: Phân công hướng dẫn và giúp đỡ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên tập sự
Mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 4, tần số tốt cao nhất, lên đến 150 (tần suất f = 63,56%), tần số khá là 78 (tần suất f = 33,05%), số trung bình X = 3,59; phương sai và độ lệch chuẩn rất nhỏ (S2 = 0,34, S = 0,58), cho ta kết quả: hoạt động QL của các HT về phân công hướng dẫn và giúp đỡ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tập sự là tốt. Đây cũng là hoạt động QL có sốđiểm đánh giá cao nhất trong 25 hoạt
đều được HT phân công người hướng dẫn tập sự. GV tập sự ngoài việc được hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, công tác chủ nhiệm, các quy chế chuyên môn còn được phổ biến các văn bản QL hành chính nhà nước về quy chế dân chủ, quyền lợi và nghĩa vụ của công chức, nội quy cơ quan.
Đánh giá riêng từng trường ta thấy kết quả hoạt động QL của các HT trường THĐ và trường HD đều đạt mức tốt (X là 3,70 và 3,65), còn kết quả hoạt
động QL của HT trường PM thấp hơn, chỉđạt mức khá tốt (X = 3,48).
Hoạt động 2.5: tạo được điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên
Mặc dù mốt của mẫu số liệu là giá trị x = 4 (tốt) nhưng phương sai và độ
lệch chuẩn rất lớn (S2 = 1,14, S = 1,07), số trung bình lại nhỏ (X = 2,83), chứng tỏ
hoạt động QL của các HT về tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho GV chỉ đạt mức trung bình khá.
Qua các số liệu ở bảng 2.6 trang 45 và bằng phương pháp quan sát trường lớp, phòng học, phòng làm việc chức năng, phòng nghỉ GV, người nghiên cứu nhận thấy các điều kiện tối thiểu ở nơi làm việc phục vụ cho hoạt động dạy và học như
phòng máy vi tính, phòng thiết bị, phòng thư viện, phòng học, bàn ghế, bảng chống lóa, rèm cửa, quạt điện, hệ thống chiếu sáng ở các trường đều chưa đảm bảo. Ở
trường PM chỉ mới trang bị bảng chống lóa hơn một nửa, hệ thống rèm cửa của dãy khối lớp 10 không đủ, không có phòng nghe nhìn riêng, không đủ phòng nghỉ cho GV, không có nhà thể thao đa năng, phòng thư viện và phòng bộ môn phải sử dụng phòng học, đặc biệt không có phòng máy vi tính cho GV – một phương tiện rất cần thiết để truy cập tìm kiếm thông tin, soạn giáo án điện tử và làm đề thi trắc nghiệm hiện nay. Ở trường THĐ chưa có bảng chống lóa, phòng thư viện chật hẹp, thiếu phòng thực hành bộ môn, không có phòng nghe nhìn riêng, không đủ phòng nghỉ
cho GV, không có nhà thể thao đa năng và cũng không có phòng máy vi tính cho GV. Ở trường HD diện tích khuôn viên, diện tích sân chơi chưa đạt chuẩn, không có phòng nghe nhì riêng, hệ thống nhà để xe cho GV còn chật. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá hoạt động QL này của các HT các trường PM, THĐ, HD chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình khá là hợp lý (X theo thứ tự là 2,78; 2,99; 2,74).
Điểm trung bình chung của các hoạt động QL từ hoạt động 2.1 đến 2.5 là X = 5 83 , 2 59 , 3 21 , 3 64 , 2 54 , 3 = 3,16 cho ta kết luận: QL về sử dụng GV của HT các trường THPT huyện Tân Thành mới đạt ở mức khá. Kết quả phân tích ở trên cho thấy trong 5 hoạt động QL khảo sát có 2 hoạt động QL đạt mức tốt, 1 hoạt động QL ở mức khá, 1 hoạt động QL ở mức trung bình khá và 1 hoạt động QL ở mức trung bình.