3 Giải pháp 3: Bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 93 - 95)

M ột số giải pháp cho từng trường được lồng ghép, đưa vào ở phần giải pháp chung cho cả 3 trường Sau đây là một số giải pháp riêng khác cho từng trườ ng.

3.2.2. 3 Giải pháp 3: Bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên

điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên

Mục đích:

- Phát huy được năng lực, sở trường của từng GV. - Đảm bảo được quyền lợi của HS.

- Tạo được sự hợp tác trong lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên. - Tạo được điều kiện làm việc thuận lợi cho GV.

Nội dung giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện:

- Phân công giảng dạy trong từng khối có sự xen kẽ giữa GV khá, giỏi và GV yếu, kém.

Không phân công GV khá, giỏi tập trung toàn bộ giảng dạy ở khối 12, mà phân công GV khá, giỏi dạy xen kẽ với GV trung bình, yếu, trong từng khối kể cả

khối 11 và khối 10. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi của HS, vừa tạo cơ hội cho GV yếu, kém tiếp cận chương trình, học hỏi đồng nghiệp. Tuy nhiên các HT phải có những yêu cầu, giao trách nhiệm rõ ràng cho những GV yếu kém trong việc giảng dạy, giáo dục HS.

Trong điều kiện đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành vừa thiếu, vừa không đồng bộ và chưa đủ mạnh về chuyên môn cho nên việc phân công giảng dạy đáp ứng được yêu cầu trên đồng thời phù hợp với khả năng của GV, phù hợp với yêu cầu của khối lớp, với hoàn cảnh, nguyện vọng của GV là việc làm

đầy suy nghĩ của HT, đòi hỏi các HT phải dành một lượng thời gian tương đối nhiều cho hoạt động QL này.

Để đảm bảo sự dân chủ và tính khoa học khi phân công giảng dạy HT cần theo quy trình: HT đưa ra dự kiến phân công sau khi đã tham khảo ý kiến của PHT và TTCM, sau đó đưa về các tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc, thống nhất, cuối

cùng HT ra quyết định phân công. Việc phân công cuối cùng phải chú ý các yêu cầu sau:

+ Phân công giảng dạy đảm bảo được định mức lao động; + Phân công GV khá, giỏi đều ở các khối lớp để làm nòng cốt; + Phân công GV dạy song song để GV có giáo án ít nhất;

+ Phân công GV dạy các môn GD Hướng nghiệp, GD Nghề, GD Ngoài giờ

lên lớp hài hòa để có thể xếp thời khóa biểu một cách khoa học; + Phân công một số GV dạy theo lớp chủ nhiệm. - Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho GV.

Trước hết, các HT cần thấy được hoạt động QL tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho GV có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, là điều kiện tốt để

thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục HS.

Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các HT hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tiết kiệm kinh phí để cải thiện điều kiện làm việc cho GV.

Về phòng học: Là nơi làm việc chủ yếu của GV ở trường học, cần đảm bảo ánh sáng tự nhiên và trang bị ánh sáng đèn khi cần thiết; các trường cần lắp đặt hệ

thống rèm cửa chống nắng hoàn chỉnh; có hệ thống quạt và đủđiện; có bảng chống lóa và có tủ đựng đồ dùng dạy học; trang bị bàn HS loại 2 chỗ ngồi để GV thuận tiện trong việc dạy học theo phương pháp hiện đại.

Về phòng thư viện, phòng dạy thực hành: Ở trường PM và trường THĐ cần cải tạo lại phòng thư viện và phòng dạy thực hành, đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, có

đủ sách, thiết bị để GV nghiên cứu, dạy học. Các trường phải có đủ cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách thiết bị để phục vụ GV trong hoạt động sư phạm một cách đầy đủ, chu đáo.

Về phòng máy vi tính công cộng cho GV: Các trường PM và THĐ cần trang bị mỗi trường thêm một phòng máy vi tính công cộng cho GV truy cập thông tin, soạn giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học, các phần mềm QL. Hiện nay khoảng 50-60 triệu đồng là có thể có 10 máy nối mạng ADSL cho GV sử dụng.

Về phòng dạy học có sử dụng đèn chiếu: Trong điều kiện phòng học chưa

đạt chuẩn và nguồn kinh phí còn eo hẹp, các trường chưa đủ điều kiện trang bị đèn chiếu đến từng phòng học, nhưng cũng cần trang bị 2 – 3 phòng học có sử dụng đèn chiếu để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng công nghệ

thông tin.

Về phòng máy photocopy, máy in và máy chấm bài thi trắc nghiệm: Để

phục vụ tốt cho kiểm tra, đánh giá HS bằng phương pháp thi trắc nghiệm, ngoài việc trang bị máy photocopy, máy in cho GV làm đề thi, các HT cũng cần tính toán và trang bị thêm 1 máy chấm bài thi trắc nghiệm cho GV sử dụng, vừa đảm bảo chính xác, khách quan, vừa tiết kiệm thời gian cho GV.

Về nhà thể thao đa năng: Ở trường PM và trường THĐ cần có sự tham mưu với Ủy ban Nhân dân huyện Tân Thành để xây dựng thêm nhà thể thao phục vụ HS học tập và GV luyện tập.

Để tạo được điều kiện làm việc nói trên thuận lợi cho GV các HT cần có kế

hoạch trang bị trong từng năm học; kế hoạch trang bị dài hạn trong vòng 2 – 3 năm. Nguồn tài chính có thể huy động thêm từ Hội Cha mẹ HS và các nhà tài trợ. Sau khi trang bị cũng cần có quy chế bảo quản, khai thác sử dụng hợp lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)