Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra hoạt động sư phạm của G

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 95 - 99)

M ột số giải pháp cho từng trường được lồng ghép, đưa vào ở phần giải pháp chung cho cả 3 trường Sau đây là một số giải pháp riêng khác cho từng trườ ng.

3.2.2.4- Giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra hoạt động sư phạm của G

Mục đích:

- Có số liệu chính xác đểđưa ra những biện pháp QL phù hợp và đánh giá GV một cách đầy đủ.

- Ngăn ngừa những vi phạm của GV trong hoạt động sư phạm. - Thúc đẩy quá trình sư phạm.

Nội dung giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện:

- Tăng cường kiểm tra hoạt động dạy học theo thời khóa biểu.

Hoạt động dạy học của GV mang tính chuyên môn hóa và tính tự giác cao, theo một thời khóa biểu rất chặt chẽ. Kiểm tra hoạt động dạy học là việc làm thường xuyên của HT nhằm kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong việc thực hiện chương trình. Vì vậy các HT không được buông lỏng chức năng kiểm tra, phải có sự chấn

chỉnh kịp thời trong công tác kiểm tra. Cách thức tổ chức thực hiện việc kiểm tra hoạt động dạy học theo thời khóa biểu của GV được thể hiện qua một số hình thức sau:

+ Kiểm tra sổ báo giảng: HT phân công cho TTCM kiểm tra sổ báo giảng vào thứ ba hàng tuần, qua đó biết được kế hoạch dạy học của từng GV trong tuần.

+ Kiểm tra sổđầu bài: HT phân công cho PHT kiểm tra sổđầu bài vào thứ

bảy hàng tuần, có thể kết hợp với kiểm tra sổ báo giảng và vở ghi của HS để tránh tình trạng tăng giảm tiết của các môn tự chọn.

+ Kiểm tra nề nếp ra vào lớp: Ở trường THPT các tiết dạy đều được bố trí 45 phút, giữa các tiết dạy có 5 phút chuyển tiết. Ở các trường THPT huyện Tân Thành, với một không gian rộng, các lớp học được xây dựng xa phòng nghỉ GV gây

ảnh hưởng trong việc di chuyển giữa các tiết dạy. Vì vậy các HT cần có lịch trực của lãnh đạo nhà trường cụ thể trong tuần để kiểm tra nề nếp dạy học. Qua kiểm tra nề nếp dạy học, lãnh đạo nhà trường biết được những GV nghỉ, những tiết trống để điều động các GV khác dạy thay kịp thời.

+ Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học: Trong chương trình phân ban THPT với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, các tiết dạy thực hành nhiều hơn, thiết bị dạy học dành cho các bộ môn cũng được trang bị nhiều. Một số GV ít sử

dụng thiết bị dạy học vì ngại mang đi, mang lại và làm thủ tục mượn, trả. Thực tế

trên yêu cầu các HT phải có kế hoạch kiểm tra định kì việc sử dụng thiết bị dạy học

đối với cán bộ thiết bị và kiểm tra hàng tuần đối với GV khi lên lớp.

Qua các hình thức kiểm tra trên HT biết được tiến độ việc thực hiện chương trình, uốn nắn kịp thời những vi phạm của GV trong việc thực hiện nề nếp dạy học theo thời khóa biểu.

- Tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy.

HT kiểm tra chất lượng giờ dạy của GV chủ yếu thông qua hình thức dự

giờ. Quy chế đánh giá xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập quy định mỗi năm dự giờ ít nhất 2 tiết/ giáo viên THPT. HT cần phân cấp cho TTCM dự ít

nhất 1 tiết/ GV. Còn lại HT và các PHT trực tiếp dự giờ và xếp loại tiết dạy. Có thể

linh hoạt chọn các hình thức dự giờ sau:

+ Dự giờ theo một kế hoạch được lên trước nhằm xem xét năng lực cao nhất mà GV có thểđạt được khi có đủđiều kiện để chuẩn bị chu đáo.

+ Dự giờđột xuất theo kế hoạch riêng của HT và PHT nhằm xác định rõ sự

chuẩn bị bài dạy, cách thức tổ chức dạy học và năng lực của GV trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường.

+ Dự giờ lên lớp song song của hai hay nhiều GV trong cùng một bài dạy, nhằm phát hiện năng lực của từng GV, hiệu quả của phương pháp mà GV đã chọn.

Sau khi dự giờ cần kiểm tra việc tổ chức đánh giá, xếp loại tiết dạy. Trước hết, cần tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy giáo viên THPT theo công văn số 10227/THPT của Bộ GD&ĐT, xây dựng bổ sung chuẩn

đánh giá cho từng bộ môn, thể hiện sựđổi mới trong phương pháp dạy học, sự thiết kế bài dạy của GV. Sau đó tiến hành đánh giá một cách nghiêm túc, tránh xuê xoa, dĩ hòa vi quý. Sau khi dự giờ, đánh giá, xếp loại, kết quả phải được quy về một mối

để HT làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại GV cuối năm. Để nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua hình thức dự giờđối với các GV, HT cần quy định rõ:

+ Số giờ dự của mỗi GV trong từng tháng và trong từng học kỳ.

+ Kiểm tra việc lập kế hoạch dự giờ của GV và duyệt kế hoạch để tránh hình thức đối phó.

+ Kiểm tra việc dự giờ của GV thông qua sổ dự giờ của người dự, giáo án của người dạy và sổ ghi đầu bài của lớp học.

- Tăng cường kiểm tra công tác GD ngoài giờ lên lớp.

Trong chương trình cải cách giáo dục THPT, hoạt động GD Ngoài giờ lên lớp được xem như là một môn học, có thời lượng là 4 tiết/ tháng. Nội dung chương trình đựơc bố trí theo từng chủđề. Tuy nhiên nội dung chương trình chưa được viết thành sách giáo khoa cho HS và cũng chưa có GV chuyên trách được ĐT để dạy GD Ngoài giờ lên lớp. Người nghiên cứu đề xuất một số vấn đề nhằm tăng cường kiểm tra công tác GD ngoài giờ lên lớp:

+ Kiểm tra kế hoạch hoạt động GD Ngoài giờ lên lớp của GV. Kế hoạch này phải được HT duyệt và PHT lên một thời khóa biểu tổng thể trong từng tháng cho các khối lớp.

+ Kiểm tra hình thức giảng dạy GD Ngoài giờ lên lớp: Các trường THPT ở

huyện Tân Thành đang áp dụng hình thức dạy tập trung theo đơn vị lớp hoặc nhóm lớp, thời gian học là 2 buổi/ tháng. Do vậy HT cần phân công một PHT phụ trách các hoạt động GD Ngoài giờ lên lớp, kiểm tra chặt chẽ hình thức dạy học tránh biểu hiện dạy qua loa, tùy tiện.

+ Kiểm tra nội dung giảng dạy GD ngoài giờ lên lớp: Do chưa có sách giáo khoa nên nội dung giảng dạy GD Ngoài giờ lên lớp cần phải được TTCM kiểm tra và duyệt trước khi lên lớp một cách cẩn thận.

- Kiểm tra công tác của GV chủ nhiệm lớp.

Các HT cần quan tâm đúng mức đến công tác của GV chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm tốt sẽ tạo được nề nếp sinh hoạt, kỷ cương trong nhà trường; có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục HS về ý thức trách nhiệm, về tính tổ chức kỷ luật; thúc đẩy quá trình rèn luyện, học tập của HS.

Hình thức kiểm tra của HT không chỉ thông qua báo cáo, thông qua các cuộc họp Hội đồng chủ nhiệm mà phải kiểm tra đôn đốc thường xuyên, kiểm tra hàng tuần và kiểm tra đột xuất.

HT với tư cách là chủ tịch Hội đồng chủ nhiệm trực tiếp lên kế hoạch kiểm tra từng tháng và phân công Phó chủ tịch Hội đồng chủ nhiệm là PHT trực tiếp kiểm tra, có sự phối hợp kiểm tra nề nếp HS của trợ lý Đoàn Thanh niên.

Trong quá trình kiểm tra cần chú ý đi sâu vào việc tổ chức thực hiện các nội dung có tính bản chất của công tác chủ nhiệm:

+ Kế hoạch tuần, tháng của GV chủ nhiệm;

+ Các biện pháp GD đạo đức cho HS, giáo dục HS cá biệt;

+ Việc thực hiện nội quy của nhà trường về nề nếp, tác phong HS; + Việc bảo quản sổđiểm, sổđầu bài, cơ sở vật chất;

+ Nội dung, chất lượng giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động tập thể;

+ Sự phối hợp với Đoàn Thanh niên và gia đình HS trong công tác chủ

nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)