Những tồn tại và bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu 276 Gia tăng năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược Hai (Trang 59 - 69)

tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trong bối cảnh Việt nam đang trong quá trình hội nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mới được 2 năm, việc nâng cao vị thế trên thương trường và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ để tồn tại và đứng vững trên thương trường và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngòai ở thị

trường trong nước mà còn phải vươn ra thị trường quốc tế về sản phẩm và mạng lưới họat động. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét, đánh giá và chấn chỉnh một số nội dung chủ yếu sau đây:

2.5.1 - V năng lc tài chính ca doanh nghip

Các doanh nghiệp Việt nam có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về

tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu

đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

2.5.2 - Hot động nghiên cu th trường và la chn th trường mc tiêu

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.

Về việc xác định thị trường mục tiêu: các doanh nghiệp thường lựa chọn thị trường mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của

đoạn thị trường nào hấp dẫn thì tập trung vào đoạn thị trường đó. Tình trạng phổ biến diễn ra là các doanh nghiệp không chủ động tiếp cận với thị trường

để chọn ra cho mình một thị trường mục tiêu, để từđó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường.

2.5.3- Chiến lược kinh doanh ca doanh nghip

+ Chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp: Trước yêu cầu của thị

trường ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố

của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là: yếu tố tư bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới, năng suất lao động thấp. Tính độc đáo của sản phẩm không cao, trừ số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa đặc thù như hàng thủ công mỹ nghệ... các sản phẩm khác còn lại hầu như

luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, thậm chí nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

+ Chiến lược phân phối: Do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Với phương thức này, các doanh nghiệp Việt Nam không thể kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của họ và không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị

trường.

2.5.4-Năng lc qun lý và điu hành

Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh, tổ

chức quản lý còn cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà chưa được sửa đổi đã làm cho doanh nghiệp không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới. Khả năng quản lý cả về kỹ thuật và kinh doanh kém. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ

chuyên môn cao, đây là một trong những tồn tại lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay.

2.5.5-Chi phí nghiên cu và phát trin sn phm mi (R&D)

Đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới,

độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường. Qua điều tra, có 69,1% doanh nghiệp đầu tư chi phí cho R & D. Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài có ty lệ cao nhất chiếm 84,6%, cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ dành 0,2% đến 0,3% doanh thu cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh, trong điều hành chủ yếu vẫn là "xử lý tình huống" với công việc hàng ngày, chưa thấy được yêu cầu của quản lý hiện đại nên chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển.

2.5.6- Trình độ công ngh

Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độđổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị

và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng

kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).

2.5.7- Nhân lc trong các doanh nghip

Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,… Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở

mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam.

2.5.8- Bài hc kinh nghim v nâng cao năng lc cnh tranh cho Công ty C phn Nông dược HAI

Như vậy, qua phân tích những tồn tại về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và thực trạng về năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của công ty HAI nói riêng, Công ty HAI muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì công ty phải thực hiện được các mặt cụ thể như sau:

Năng lực tài chính: hiện nay, cổ phiếu của công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thông qua thị trường chứng khoán, công ty có thể huy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu vì đây là kênh huy động vốn hiệu quả nhất nếu công ty cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: đối với thị trường thuốc BVTV, nhu cầu sử dụng nhiều nhất tập trung ở những nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nước như Đồng bằng sông Cửu

Long và Đồng bằng sông Hồng. Đây được xem là hai “vựa lúa” lớn nhất cả

nước. Chính vì vậy, công ty cần có hoạt động nghiên cứu và tập trung vào hai thị trường rộng lớn này để ngày càng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thuốc BVTV.

Nguồn nhân lực: lực lượng nhân sự làm công tác quảng bá tiếp thị của công ty hiện nay rất đông. Ngoài việc thường xuyên đào tạo về kỹ năng tiếp thị và bán hàng, công ty cần có những chính sách đãi ngộ thật tốt đối với nguồn nhân lực này. Vì đây là nguồn nhân lực rất quan trọng của công ty, chính họ là những người trực tiếp giới thiệu và quảng bá sản phẩm của công ty đến tay người nông dân.

Ngoài ra, công ty cũng cần có chiến lược kinh doanh, quản lý và điều hành phải phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước, nhất là sau khi hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

KT LUN CHƯƠNG II

Trong chương này, luận văn đã nêu được tổng quan về thị trường thuốc BVTV ở Việt Nam hiện nay, cũng như thực trạng về năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược HAI. Xem xét một cách toàn diện thực trạng các mặt họat động của Công ty, đánh giá tình hình họat động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính ..., nêu lên những mặt được và chưa được hiện nay của Công ty. Qua đó, có thể đề ra những biện pháp mang tính khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty HAI trong thời gian tới.

CHƯƠNG III

CÁC GII PHÁP NÂNG CAO NĂNG LC TÀI CHÍNH NHM TĂNG KH NĂNG CNH TRANH CA

CÔNG TY C PHN NÔNG DƯỢC HAI

3.1 Cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần nông dược HAI hiện nay

3.1.1 Cơ hội

Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra mục tiêu chiến lược về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư

nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về

lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá…

 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước từ năm 2005 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó có nội dung đến năm 2010 sẽ khai

hoang mở rộng đất nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp tăng thêm gần 1 triệu ha. Việc tăng thêm diện tích như vậy sẽ tạo nên nhu cầu sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân để bảo vệ mùa màng ở

những vùng diện tích mới này sẽ nhiều hơn. Nói cách khác, từ nay đến năm 2010 thị trường tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật sẽ tăng thêm về cơ học là khá lớn. Điều này cho thấy cơ hội cho công ty mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần gia tăng doanh thu cho công ty.

 Chính phủ cũng tiếp tục hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản pháp luật mới về vấn đề kinh doanh tại Việt Nam với nội dung đổi mới phù hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường hội nhập như luật cạnh tranh, luật thương mại, luật doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo cơ hội tốt cho Công ty HAI và các doanh nghiệp khác gặp nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

 Việt Nam gia nhập AFTA và WTO đã thực sự đem lại một lợi ích lớn cho công ty do sẽ giảm thiểu được chi phí nhập khẩu, do vậy giá thành sản phẩm của công ty đến tay người nông dân sẽ giảm đi vả dễ dàng cho người nông dân chọn lựa.

Với định hướng phát triển nông nghiệp đã đề ra, nước ta phải đảm bảo chất lượng hàng nông sản và năng suất cây trồng không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu những mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, tiêu… Đểđạt được mục tiêu trên, biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để phòng trừ dịch hại và bảo vệ cây trồng. Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất quan trọng, không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, bởi vì:

- Tiêu diệt dịch hại nhanh chóng và triệt để, nhất là khi chúng phát sinh mạnh, đe dọa nghiêm trọng năng suất cây trồng mà các biện pháp khác

không thể ngăn chặn nổi. Dùng thuốc bảo vệ thực vật có thể tiêu diệt hàng loạt cá thể dịch hại trong một thời gian ngắn, hiệu quả thể hiện rất rõ.

- Trong một thời gian ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng, nhất là với các phương tiện phun rải hiện đại như máy phun có động cơ, máy bay phun rải thuốc.

- Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có thể sáng chế ra những loại thuốc ít độc hại với con người và môi trường.

 Do giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong những năm qua tăng cao đã giúp cho thu nhập bình quân của người dân ở nông thôn ngày càng tăng, đây là cơ hội rất tốt cho công ty có khả năng gia tăng về sản lượng trong những năm tới. Điều này có thể hiểu khi người nông dân có thu nhập gia tăng tức là năng lực kinh tế của họđã khá hơn, tiềm lực tài chính mạnh hơn, việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng được nâng cao hơn trước. Cụ thể là việc sử dụng các sản phẩm trừ dịch hại sẽ được ưu tiên lựa chọn hàng có chất lượng cao, tính hiệu quả rõ rệt và an toàn cũng tốt hơn tức là sản phẩm có giá trị cao. Công ty Cổ phần Nông dược HAI hiện đang kinh doanh các sản phẩm chủ yếu là hàng chất lượng cao nên sẽ trở thành địa chỉ cho người nông dân chọn lựa. Như vậy, khả năng gia tăng doanh số và

Một phần của tài liệu 276 Gia tăng năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược Hai (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)