Trong thời gian qua, công ty chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá đồng ngoại tệ trong khi các thiết bị đầu tư nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu đều phải được trả bằng ngọai tệ. Ngay cả số
vốn vay bằng USD của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện nay, công ty cũng chưa thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động về tỷ giá.
Trong Báo cáo tài chính hàng năm, công ty đều có khoản lỗ tỷ giá khá lớn đặc biệt trong những năm gần đây. Như năm 2006 số dư cuối năm lỗ
tỷ giá là 560 triệu đồng, năm 2007 gần 700 triệu đồng. Việc này làm cho công ty mất một khoản lãi khá lớn, nếu thực hiện phòng ngừa thì hiệu quả
kinh doanh sẽ cao hơn, làm nâng cao năng lực tài chính của công ty.
Việc bán hàng trả chậm cho các đại lý là một giải pháp giải phóng hàng trong kho và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên việc bị khách hàng chiếm dụng vốn kéo dài ngòai việc làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn, tăng chi phí kinh doanh thì cũng rất dễ bị mất vốn nếu khách hàng lừa đảo hoặc phá sản.
Như vậy, qua phân tích thực trạng về công tác quản trị rủi ro tài chính của công ty cho thấy công tác quản trị rủi ro tài chính của công ty hiện nay còn yếu, công ty chưa có đầu tưđúng mức cho công tác dự báo về tình hình tỷ giá ngoại tệ, trong khi đầu vào của công ty như nguyên vật liệu và trang thiết bị máy móc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.