Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu 276 Gia tăng năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược Hai (Trang 26 - 30)

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đánh giá và tín nhiệm của các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh trên thị

trường. Người ta thường dựa vào 2 nguồn thông tin, dữ liệu sau đây để đánh giá:

- Các dữ liệu định lượng:là những quan sát được đo lường bằng số. Ví dụ

như những chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, chi phí, lợi nhuận trước và sau thuế, cổ tức…

- Các dữ liệu định tính: là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập dữ liệu, thông tin định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một

kiểu lọai nào đó. Ví dụ như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế

kinh doanh của công ty, sựđa dạng hóa họat động và các luật lệ, qui định. Trên cơ sở 2 nguồn thông tin, dữ liệu trên, người ta tiến hành phân tích

đánh giá uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào 4 lĩnh vực chính là: đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá họat

động sản xuất kinh doanh và đánh giá khả năng quản lý của doanh nghiệp. Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do chính sức mạnh về

tài chính, công nghệ, nhân lực và khả năng quyết sách đúng, linh họat của doanh nghiệp quy định trong đó sức mạnh về tài chính là yếu tố quan trọng nhất. Và như vậy, giữa gia tăng năng lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ vô cùng chặt chẽ. Mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp là phải gia tăng được giá trị doanh nghiệp trên thị trường, đểđạt được điều đó vấn đề

quan trọng là doanh nghiệp phải có năng lực tài chính mạnh, quy mô vốn lớn

đáp ứng nhu cầu cho đầu tư và phát triển. Ngược lại doanh nghiệp có khả

năng cạnh tranh tốt sẽ chiếm lĩnh được thị phần, nâng cao được hiệu quả kinh doanh, làm tăng giá trị doanh nghiệp và đồng thời cũng làm gia tăng năng lực tài chính của mình.

Khi doanh nghiệp có được năng lực tài chính mạnh, quy mô vốn lớn thì sẽ có khả năng gia tăng một lọat các yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh của mình như : đảm bảo có các yếu tốđầu vào với chi phí thấp nhất và chất lượng cao, đảm bảo việc trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm mang tính chiến lược của doanh nghiệp …. qua đó sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hạ.

Đồng thời khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thì uy tín của doanh nghiệp cũng tăng lên và việc đảm bảo huy động vốn cho mình sẽ thuận lợi hơn, chi phí huy động vốn cũng thấp hơn.

1.3.1 Gia tăng năng lực tài chính đảm bảo các yếu tốđầu vào

Trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, doanh nghiệp cần một loạt các yếu tố đầu vào. Theo cách hiểu truyền thống, đầu vào bao gồm các yếu tố lao động quá khứ và lao động sống. Cụ thể, nó bao gồm đất đai, vốn và lao động. Hiện nay khi nhân loại đang tiến tới một nền kinh tế tri thức, thì thông tin và hệ thống thông tin quản lý đã trở thành một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất.

Bằng việc gia tăng năng lực tài chính doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố đầu vào có được lợi thế cạnh tranh trên một số tiêu chí:

- Đảm bảo mức tiêu hao các yếu tố chí phí trên một đơn vị sản phẩm giảm. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ và hình thức tổ

chức điều hành quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

- Đảm bảo mức độ sẵn có và khả năng chủđộng về nguồn cung ứng các yếu tốđầu vào.

- Đảm bảo giá cả các yếu tốđầu vào thấp hơn một cách hợp lý.

Các yếu tố đầu vào sử dụng trong việc đánh giá tăng khả năng cạnh tranh bao gồm yếu tố nguyên vật liệu chính, vốn và lao động.

Đối với nguyên liệu

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều rơi vào tình trạng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thiết bị máy móc công nghệ lạc hậu, nên năng xuất lao động thấp, giá thành cao, chất lượng lao động kém. Việc gia tăng năng lực tài chính giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu ổn

định, giá cả hợp lý và ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Đầu vào về lao động

Lao động Việt Nam thừa về số lượng nhưng thiếu và yếu về chất lượng, năng suất lao động thấp. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽđảm bảo

việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hiện có và thu hút được lao động có chất lượng cao.

Đầu vào về vốn

Chi phí về tài sản cố định của nhiều doanh nghiệp đang và sẽ chiếm tỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lệ lớn trong giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Nếu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp thấp sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng cao. Tài trợ nợ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và làm tăng rủi ro tài chính. Việc đảm bảo một cơ cấu vốn hợp lý sẽ có tác dụng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2 Gia tăng năng lực tài chính nâng cao trình độ công nghệ

Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai, số lượng các bản quyền sáng chế, phát minh, đầu tư về kiểu dáng sản phẩm v.v. là những yếu tố

hàng đầu quyết định về chất lượng và tính năng của sản phẩm.

Đa số máy móc, trang thiết bị để gia công, sản xuất thuốc BVTV đang

được sử dụng ở Việt Nam đều lạc hậu nhiều thế hệ so với trình độ tiên tiến thế

giới, do đó hạn chế đáng kể khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có tính năng ưu việt và chất lượng cao.

Với tiềm lực tài chính mạnh doanh nghiệp sẽ gia tăng được đầu tư trang bị công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại – một nhân tố quan trọng để sản xuất ra sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

1.3.3 Gia tăng năng lực tài chính tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Nói đến cạnh tranh của doanh nghiệp, thì yếu tố sản phẩm đóng một vai trò trung tâm. Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm người ta thường xem xét đến các yếu tố sau :

- Chất lượng, tính năng, kiểu dáng và sự khác biệt của sản phẩm.

- Cơ cấu sản phẩm mà một doanh nghiệp có thể cung cấp cho thị

trường.

- Yếu tố bao bì cũng là một nhân tố quan trọng của sản phẩm. Nhìn chung, bao bì, đóng gói ở Việt Nam đã có những tiến bộđáng ghi nhận, song còn thấp xa so với trình độ thế giới, hạn chế đáng kể năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh sản phẩm, hệ thống phân phối sản phẩm đóng một vai trò không nhỏ trong việc xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc xây dựng một hệ thống phân phối có hiệu quả và linh động là yếu tố quan trọng xác định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Với tiềm lực tài chính mạnh doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm tốt, xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm rộng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu 276 Gia tăng năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược Hai (Trang 26 - 30)