Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Nông dược HAI

Một phần của tài liệu 276 Gia tăng năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược Hai (Trang 35)

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Theo Quyết định số 94 NN – TCCB/QĐ ngày 3/3/1986 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Công ty Vật tư bảo vệ thực vật phía Nam

được thành lập, trực thuộc Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Lúc này, Công ty hoạt động theo loại hình Công ty cấp 3 với nhiệm vụ chính là phân phối thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ

tiêu của Bộ phân bổ cho các tỉnh phía Nam từ tỉnh Khánh Hoà đến tỉnh Minh Hải, giá cả do Nhà nước quyết định.

Năm 1992, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định tách Công ty Vật tư bảo vệ thực vật phía Nam khỏi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và đứng ra trực tiếp quản lý. Công ty hoạt động theo loại hình cấp 2 với nhiệm vụ chính vẫn như trên, đồng thời đã có một phần nhỏ tự kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Đến năm 1993, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thành lập Công ty Vật tư bảo vệ thực vật 2 – Trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ). Tại thời

điểm này, Công ty được Nhà nước giao vốn và tự chủ hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Sau hơn 10 năm hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp Nhà Nước, theo Quyết định số 2616 /QĐ/BNN –TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký ngày 30/8/2004, về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật tư bảo vệ thực vật 2 thành công ty cổ phần. Công ty Cổ

phần Nông dược HAI đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với giấy phép kinh doanh số 4103003108 cấp ngày 7/2/2005 của Sở Kế hoạch và

đầu tư TP.HCM.

Một trong những bước đi quan trọng của Công ty là sau gần hai năm cổ

phần hóa, ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóan Hà nội (HaSTC) với mã chứng khóan là HAI. Với sự kiện này, hơn bao giờ hết, việc nâng cao năng lực tài chính để gia tăng năng lực cạnh tranh của Công ty có một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình trên thị trường trong và ngòai nước.

2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh

 Sản xuất, mua bán hoá chất ( trừ hoá chất có tính độc hại mạnh ), phân bón, giống cây trồng ( không sản xuất tại trụ sở ).

 Dịch vụ bảo vệ thực vật, cung cấp giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt

 Sản xuất mua bán thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống (không sản xuất tại trụ sở).

 Cho thuê kho, văn phòng, máy móc thiết bị sản xuất ngành nông dược, xe tải .

 Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp theo quy định của pháp luật;

 Sản phẩm chính: vật tư nông nghiệp

2.2.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty HAI

Từ khi được thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều đạt được hiệu quả khá tốt, tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Tuy nhiên, do những năm trước đây đất nước chưa mở cửa, các thành phần kinh tế chưa có điều kiện tham gia nên tính cạnh tranh hầu như không có và hình thức kinh doanh chủ yếu mang nặng tính chỉ tiêu kế hoạch. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh khá thuận lợi, luôn luôn đạt chỉ tiêu đề ra, năm sau cao hơn năm trước.

Nhưng kể từ năm 2000 đến nay, do điều kiện đất nước mở cửa nên tình hình kinh doanh của công ty đã có nhiều thay đổi lớn, các thành phần kinh tế

trong nước và các công ty nước ngoài đã cùng tham gia hoạt động kinh doanh rất mạnh mẽ. Số lượng các công ty tham gia sản xuất và phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại thị trường Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Năm 1986 cả nước chỉ có 5 công ty nhưng hiện nay đã có gần 200 công ty lớn nhỏ, cùng với khoảng 20.000 đại lý trung gian phân phối sản phẩm. Điều này đã tạo ra sự

cạnh tranh rất mạnh mẽ với công ty, kết quả là thị phần của công ty bị chia sẻ

khá nhiều. Do thị trường tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật đang ngày càng có chiều hướng tăng dần nên tuy bị rất nhiều công ty đối thủ cạnh tranh nhưng trong các năm qua hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có tốc độ tăng trưởng hợp lý, tốc độ tăng doanh số từ 15% đến 20%.

Bảng 2.3: Doanh thu sản phẩm qua các năm

ĐVT : triệu đồng

(Nguồn : Phòng Kinh doanh của công ty)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, trong doanh thu hàng năm của công ty thì nhóm thuốc trừ cỏ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (từ 38% đến 53%). Kế đến là nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng và các mặt hàng khác. Môi trường thời tiết nhiệt đới của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cỏ phát triển rất nhanh, điều này gây tác hại rất lớn đối với với năng suất cây trồng. Vì vậy, doanh thu từ nhóm thuốc trừ cỏ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty.

Công ty đang kinh doanh hơn 100 sản phẩm các loại, có thể kể đến các nhóm sản phẩm chính như sau:

 Thuốc trừ cỏ: CLINCHER, FACET, OK, SIRIUS, ROUNDUP…

 Thuốc trừ sâu: APPLAUD, FASTAC, HOPSAN, LANNATE…

 Thuốc trừ bệnh: BEAM, BAVISTIN, KUMULUS, OPUS…

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chỉ tiêu Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Thuốc trừ cỏ 189.617 53.2 158.533 38.5 189.296 39 Thuốc trừ sâu 90.883 25.5 141.113 34.3 148.801 30.7 Thuốc trừ bệnh 65.640 18.4 96.608 23.5 137.642 28.4 Kích thích sinh trưởng 6.994 2 5.098 1.2 7.258 1.4 Phân bón lá 2.110 0.6 944 0.2 1.888 0.4 Hạt giống 921 0.3 117 - - - Khác - - 9.631 2.3 268 0.1 Tổng doanh thu 356.165 412.044 485.153

 Thuốc kích thích sinh trưởng: DEKAMON…

 Phân bón lá: CALCIUM BORON, KING…

2.2.4 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty HAI

Từ khi cơ chế quản lý kinh tế đổi mới, ngành nông dược Việt Nam có thêm hàng trăm công ty tham gia kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp trong ngành nông dược là một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với Công ty HAI vốn trước đây là một trong những công ty độc quyền phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế toàn cầu còn mang lại những đe dọa đến hoạt động kinh doanh của công ty HAI. Các công ty nông dược lớn của nước ngoài như Dow, Monsanto, BASF, Syngenta, Sumitomo…hiện nay đều đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức Văn phòng đại diện, hợp tác đại lý hay núp bóng công ty tư nhân Việt Nam như Bayer CropscienceVN, Arysta Agro VN, Map Pacific VN. Các công ty này sẽ được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài sau một vài năm nữa. Khi đó, các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh, không kể đó là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cạnh tranh trong ngành do đó sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh đó, các công ty liên doanh giữa nước ngoài và Việt Nam, công ty nước ngoài có quyền nâng cao mức vốn góp cao hơn, khả năng kiểm soát của nước ngoài đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn và dần dần sẽ vượt qua sự kiểm soát của các công ty Việt Nam. Các công ty nước ngoài, với các thế mạnh sẵn có như thương hiệu lâu đời, uy tín trên thị

trường quốc tế, hệ thống đại lý rộng khắp, dịch vụ đa dạng, khả năng tài chính, chuyên môn, nhân sự mạnh… thì các công ty này có thể từng bước chiếm lĩnh thị trường nông dược của Việt Nam.

Với sự xâm nhập của các công ty nông dược nước ngoài, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nông dược vốn đã thiếu sẽ càng trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn. Các nhân lực cao cấp có thể tìm đến các công ty nước ngoài – nơi thường có các điều kiện về lương bổng, điều kiện làm việc và chế độđãi ngộ

tốt hơn. Các công ty nông dược trong nước như Công ty HAI sẽ rất khó tìm và giữ chân được nhân tài cho công ty của mình. Sự hiếu hụt các nhân sự có chuyên môn kỹ thuật cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của các công ty nông dược Việt Nam giảm sút đáng kể, bởi vì nguồn nhân lực là một nhân tố có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, xét về năng lực cạnh tranh, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đang rất yếu kém trên các lĩnh vực: nắm bắt thông tin thị trường, khả năng tiếp thị và tổ chức thực hiện công việc tốt để hạ giá thành sản phẩm. Quy mô mạng lưới của các doanh nghiệp trong nước còn nhỏ bé, năng lực doanh nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu so với cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với hoạt

động dịch vụ vốn còn khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước.

Không chỉ đối mặt với các khó khăn về tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với tình trạng chưa vững vàng về các thông lệ, điều ước quốc tế, thiếu kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hệ thống luật lệ WTO và luật lệ của từng quốc gia. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty tư nhân nhỏ, hiện nay còn chưa hiểu rõ về các qui định xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, bảo hiểm hàng hoá…

Hiện nay, các công ty thuốc bảo vệ thực vật đứng đầu về lượng hàng nhập khẩu năm 2007 và đến tháng 8/2008 trên thị trường là:

Bảng 2.4 : 5 Công ty Nông dược đứng đầu tại Việt nam Đvt : triệu USD NĂM 2007 ĐẾN 8/2008 STT TÊN CÔNG TY NHẬP THỊ PHẦN (%) NHẬP THỊ PHẦN (%) 1 Cty CP BVTV An Giang 67 20.7 73 21.8 2 Cty TNHH Bayer VN 20 6.2 32 9.6 3 Cty TNHH ADC 14 4.3 27.5 8.2

4 Cty CP Nông dược HAI 17.2 5.3 23.3 7

5 Cty TNHH 1TV Sài Gòn 18.4 5.7 22.2 6.6

Tổng cộng 324 100 334 100

(Nguồn: www.themegallery.com)

Như vậy, đứng đầu trên thị trường nông dược Việt Nam hiện nay là Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang với thị phần chiếm khoảng 22% thị phần của cả nước. Theo số liệu thống kê đến tháng 8 năm 2008, giá trị

nhập khẩu của công ty An Giang đạt gần 73 triệu USD, tăng 11% so với năm 2007 là 67 triệu USD. Công ty CP BVTV An Giang là một công ty có thương hiệu rất nổi tiếng không chỉ trong ngành nông dược mà còn được mọi người biết đến thông qua việc quảng bá thương hiệu của mình bằng rất nhiều các hình thức như: thành lập hẳn một đội đua xe đạp chuyên nghiệp, tài trợ giải

đua xe đạp “Đồng bằng sông Cửu Long”, thực hiện các chương trình “Nhịp cầu nhà nông” hay “Tọa đàm với nông dân” để giao lưu giải đáp nhưng thắc mắc của nông dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ cây trồng khỏi tác hại của dịch bệnh.. Ngoài ra, công ty An Giang còn hỗ trợ cho Cục BVTV xây dựng chương trình “Rau sạch” bằng cách huấn luyện các cán bộ kỹ thuật từ Nam ra Bắc nhằm giúp nông dân sản xuất và đảm bảo chất lượng về rau sạch.

Đứng ở vị trí tiếp theo sau là Công ty TNHH Bayer Việt Nam, Cty TNHH ADC, còn Công ty HAI hiện nay đang giữ ở vị trí thứ tư trên thị

trường với giá trị nhập khẩu đến tháng 8/2008 là 23,3 triệu USD, tăng 13,5% so với năm 2007 là 17,2 triệu USD và ở vị trí thứ năm là Công ty TNHH một thành viên Thuốc trừ sâu Sài Gòn.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như vậy, việc tồn tại và phát triển

được hay không là tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp nói chung và công ty HAI nói riêng.

2.2.5 Vị thế của Công ty trong ngành

Hiện nay, Công ty Cổ phần Nông dược HAI được đánh giá là một trong các công ty hàng đầu về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, qua các tiêu chí sau đây:

 Là doanh nghiệp có thời gian hoạt động kinh doanh nhiều hơn so với nhiều doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực nông dược, có bề dày kinh nghiệm và quan hệ quốc tế rộng.

 Có vốn kinh doanh lớn, xếp hạng thứ hai trong các công ty kinh doanh nông dược.

 Có doanh số mua vào và bán ra lớn, chiếm thị phần về giá trị khoảng 10% trong cả nước.

 Có hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước, với 10 chi nhánh trực thuộc và trên 200 khách hàng phân phối trung gian. Đang kinh doanh nhưng sản phẩm có chất lượng cao, nổi tiếng, được nông dân tin dùng,

được khách hàng đánh giá là công ty hàng đầu trong cả nước.

 Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, năng động, hoạt động đều khắp cả nước.

2.3 Thực trạng về năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược HAI hiện nay cổ phần nông dược HAI hiện nay

2.3.1 Thực trạng về năng lực tài chính

Đánh giá kết quả của công ty trong thời gian qua được thực hiện thông qua tính toán và xem xét một số các tỷ số tài chính quan trọng. Trên cơ sở số liệu tổng hợp từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006, 2007 và các tháng đầu năm 2008, đồng thời căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khóan Việt Nam năm 2008 do Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiến hành, một số chỉ tiêu tài chính quan trọng được xác định

đểđánh giá khái quát năng lực tài chính của công ty như sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu và tăng trưởng một số chỉ tiêu tài chính

Đơn vị tính: Triệu đồng Tên chỉ tiêu Số liệu 31/12/06 cấu 2006 (%) Số liệu 31/12/07 cấu 2007 (%) Tăng trưởng (%) Số liệu quí III/08 I.Tổng tài sản 319.164 100 396.724 100 24,43 514.187 1.Tài sản ngắn hạn 304.336 95,35 361.832 91,2 18,89 404.738 Phải thu ngắn hạn 121.194 37,97 158.386 39,92 30,68 136.484 Hàng tồn kho 155.041 48,57 186.967 47,12 20,59 228.102 2.Tài sản dài hạn 14.828 4,64 34.891 8,8 135,3 109.448 II.Tổng nguồn vốn 319.164 100 396.724 100 24,43 514.187 1.Nợ phải trả 162.352 50,86 212.856 53,65 31,1 158.981 Nợ ngắn hạn 162.352 50,86 212.756 53,65 31,1 158.880 2.Ng. vốn chủ SH 156.772 49,14 183.867 46,35 17,28 355.205 III.Kết quảKD

1.Doanh thu thuần 415.502 100 495.548 100 19,26 453.464 2.Giá vốn hàng bán 358.834 86,36 420.692 84,89 17,24 378.810

3.Lợi tức sau thuế 47.732 11,48 51.737 10,44 8,39 37.805

(Nguồn: Các báo cáo tài chính của DN và Trung tâm thông tin tín dụng NHNNVN)

2.3.1.1- Những ưu thế về năng lực tài chính a- Qui mô doanh nghiệp: a- Qui mô doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần nông dược HAI là thuộc lọai doanh nghiệp có qui mô lớn theo các tiêu chí phân lọai doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. Nguồn vốn của Công ty luôn tăng trưởng nhanh qua các năm kể từ khi cổ phần hóa

đến nay, năm 2007 tăng 24,43% và đến quí III/2008 đã tăng gần 30% so đầu năm. Đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu, tuy năm 2007 tỷ lệ tăng tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn (17,28%/24,43%), nhưng sang đầu năm 2008, nguồn vốn có một bước tăng vượt bậc (94%) do Công ty phát hành thêm cổ

phiếu vào thời điểm giá thị trường cao, bình quân gần 5 lần so với mệnh giá

Một phần của tài liệu 276 Gia tăng năng lực tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần nông dược Hai (Trang 35)