Gia tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ngược lại khi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng làm gia tăng doanh thu, hiệu quả kinh doanh tăng lên, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao đảm bảo tái đầu tư và mở rộng sản xuất. Qua đó gia tăng được năng lực tài chính của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương này, luận văn đã nêu khái quát lý luận về năng lực tài chính của doanh nghiệp và những căn cứ đánh giá năng lực tài chính, khái niệm cạnh tranh và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời luận văn cũng đã nêu được mối quan hệ giữa năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chúng ta nắm
được những vấn đề lý luận mang tính nguyên tắc, các tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó đưa ra các biện pháp gia tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần nông dược HAI nói riêng trong các chương sau.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
2.1 Tổng quan về thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho tất cả các loài dịch hại sinh sống và phát triển. Với 70% dân số làm nông nghiệp, hiện nay Việt Nam đang có những thế mạnh về
những sản phẩm nông nghiệp không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu những sản phẩm như gạo, cà phê, tiêu… Để đảm bảo về năng suất và chất lượng sản phẩm thì nhân tố quan trọng không thể thiếu là các sản phẩm vật tư nông nghiệp mà cụ thể là thuốc bảo vệ thực vật. Vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng tránh khỏi các loạo dịch hại nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong thời gian vừa qua, các loại dịch hại như rầy nâu; bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; đạo ôn… trên cây lúa đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưĐồng bằng sông Cửu Long, nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước với diện tích canh tác là 2,5 triệu hecta/vụ; rau quả; cây ăn trái và cây công nghiệp có diện tích canh tác khoảng 120.000 hecta mà nếu không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ, ngăn chặn và tiêu diệt thì sẽ gây thiệt hại đến năng suất cây trồng khoảng từ 35%
đến 40%. Đây là khoảng thiệt hại không chỉ ngành nông nghiệp mà còn ảnh hưởng nền kinh tế, đến đời sống của người nông dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn nữa. Điều này cho thấy, thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm rất quan trọng, không thể thiếu để sử dụng trong nông nghiệp nhằm bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, tránh tác hại của dịch hại nói chung. Các loài
phát triển về mật độ và số lượng như côn trùng, vi sinh vật, cỏ dại.... Những sinh vật này nếu không bị can thiệp ngăn cản, chúng sẽ phát triển rất nhanh, chúng không ngừng tấn công và gây hại cho các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Các loài sinh vật gây hại trong nông nghiệp, lâm nghiệp này
được gọi chung là dịch hại. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu trên thế
giới thì tác hại của chúng là rất lớn, có thể làm cho năng suất cây trồng bị
giảm đến 30%, thậm chí là 100%. Theo tổ chức FAO thì chỉ riêng cỏ dại, nếu
được diệt trừ tốt đã có thểđem lại một sản lượng lương thực đủ nuôi cả hàng trăm triệu người. Do vậy, phòng trừ dịch hại là một việc làm không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Phòng trừ dịch hại có khá nhiều biện pháp, nhưng
đến nay thì biện pháp hóa học vẫn tỏ ra rất hiệu quả và nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, cũng như nông dân trên thế giới, nông dân Việt Nam đang ngày càng sử dụng các chất hóa học ngày càng nhiều cho cây trồng. Cùng với các chất sinh học và phi hóa học khác dùng để trừ dịch hại được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật. Trước nhu cầu của nông dân Việt Nam về thuốc bảo vệ
thực vật ngày càng cao như vậy nên đã tạo ra một thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ngày càng sôi động, rất đa dạng về chủng loại và nhiều về số
lượng. Để tham gia cung ứng sản phẩm cho thị trường sôi động như vậy, hiện nay đã có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia, từ một công ty nhỏ chỉ làm công tác bán buôn thuần túy đến nhiều công ty sản xuất nổi tiếng trên thế giới
đều có mặt ở thị trường này. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và tầng lớp nông dân còn rất nghèo nên khả năng sử
dụng vốn để đầu tư trong sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế. Vì vậy, tuy thị trường thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam có sôi động nhưng tổng giá trị
hàng hóa tiêu thụ còn khá thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam liên tục có tốc độ tăng trưởng cao đã làm thay đổi phần nào của hoạt động kinh tế nông thôn. Trong môi
trường hội nhập, thị trường nông dược Việt Nam cũng nhanh chóng hòa nhập vào thị trường thế giới, lưu lượng trao đổi hàng hóa trong nước với nước ngoài ngày càng cao làm cho người dân nhanh chóng tiếp cận với những sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn và mạnh dạn chuyển qua sử dụng. Chính những yếu tố trên đã khẳng định được Việt Nam hiện nay đang trở thành thị
trường tiềm năng đối với việc tiêu thụ hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.