Do nền kinh tế thị trường hiện nay đang trong tình trạng khủng hoảng, cho nên sự biến động này cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với kinh tế nước ta. Đặc biệt là các ngành kinh doanh dịch vụ làm cho hiệu quả kinh tế của các ngành này giảm sút so với các năm trước. Hoạt động kinh doanh của khách sạn Đai Dương cũng có sự giảm sút. Điều này thể hiện qua biểu đồ so sánh giữa doanh thu và lợi nhuận của khách sạn qua các năm như sau.
(thuộc Công ty cổ phần khách sạn du lịch Đại Dương)
Biểu đồ 4: Biểu đồ so sánh doanh thu - Lợi nhuận của khách sạn Đại Dương trong 3 năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: Tỉ lệ % 0 20 40 60 80 100 120 DT 100 108 109 LN 10 9,9 9,8 2006 2007 2008 Năm
Qua biểu đồ trên nhận thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn có hiệu quả nhất là ở năm 2006 lợi nhuận chiếm 10% của doanh thu, đến năm 2007 doanh thu của khách sạn tăng thêm 8% so với 2006 nhưng lợi nhuận lại giảm chỉ chiếm có 9,9% doanh thu điều này cho thấy chi phí của khách sạn năm 2007đã tăng lên do giá cả hàng hoá trên thị trường tăng, cùng với chi phí bảo trì bảo dưỡng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng tăng cao, dẫn đến lợi nhuận giảm. Sang năm 2008 doanh thu của khách sạn có tăng nhưng lợi nhuận của khách sạn giảm so với năm trước là 0,1% cũng không đáng kể. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chi phí cho các yếu tố đầu vào của khách sạn tăng cao lên lợi nhuận giảm.
Do vậy để nâng cao được hiệu quả kinh doanh của khách sạn, làm cho lợi nhuận tăng đòi hỏi ban lãnh đạo khách sạn phải đưa ra được những chiến lược kinh doanh tối ưu nhất để nâng cao kết quả kinh doanh của khách sạn, đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân viên của toàn khách sạn.
(thuộc Công ty cổ phần khách sạn du lịch Đại Dương) 2.2 Thực trạng kinh doanh lưu trú tại khách sạn Đại Dương
2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh lưu trú khách sạn Đại Dương