+ đơn vị dài mm
+ lượng tiến dao: mm/vòng hoặc mm/phút + Tốc độ cắt: m/phút
Mỗi hệ điều khiển có hệ đơn vị mặc định. Một số hệ điều khiển sử dụng hệ mặc định là hệ sử dụng trước đó.
Lưu ý:
• Khai báo lệnh này ở phần đầu chương trình.
• Không nên sử dụng cả hai lệnh trên trong cùng một chương trình.
d. Lệnh hệ trục tọa độ
Vị trí của dao sẽ được xác định dựa trên hệ tọa độ. Có 3 loại hệ tọa độ được sử dụng trên máy CNC khi lập trình:
(1) Hệ tọa độ máy (Machine coordinate system) (2) Hệ tọa độ gia công (Workpiece coordinate system) (3) Hệ tọa độ cục bộ ( Local coordinate system)
+ Hệ tọa độ máy (Machine coordinate system)
- Như ta đã biết trong phần trước, mỗi máy có một điểm xác định là điểm không (zero point), thường nó là điểm tham chiếu thứ nhất. Cài đặt điểm không của máy được thực hiện bởi nhà sản xuất. Hệ tọa độ lấy điểm không làm gốc được gọi là hệ tọa độ máy
- Hệ tọa độ máy được thiết lập khi trở về điểm tham chiếu, giữ cho đến khi tắt máy. Khi lập trình muốn sử dụng hệ tọa độ máy ta dùng lệnh (G53):
- Là lệnh một lần (one shot, non-modal): chỉ tác dụng trên câu lệnh.Lệnh G53 không ảnh hưởng hệ toạ độ gia công đã được thiết lập.
- Cấu trúc G53 x_y_z_; với: x_y_z_; tính theo tọa độ tuyệt đối. - Trước khi sử dụng G53, mọi phép bù phải bị hủy bỏ,
- G53 chỉ sử dụng với G90 Ví dụ về hệ tọa độ máy
Đến vị trí điểm P2: G90 G53 G00 X-570.0Y-340.0;
+ Hệ tọa độ gia công (work coordinate system)
Là hệ tọa độ gắn liền với chi tiết gia công. Hệ tọa độ này thường được sự dụng khi lập trình gia công nên gọi là hệ tọa độ gia công. Để xác định hệ tọa độ gia công có 2 cách sau.
(1) Dùng lệnh G92