Là chuỗi các lệnh đầy đủ để thực hiện một thủ tục di chuyển hoặc một tác vụ hoạt động của máy. Khối lệnh được coi là đơn vị cơ bản của chương trình CNC. Cấu trúc điển hình của khối lệnh như sau:
N__ G__ X__ Y__ M__ S__ T__ EOB(;) Thí dụ:
N05 G21; :hệ mét
N10 G90 G00 X0 Y0; : tọa độ tuyệt đối, chạy dao nhanh đến (0,0) 3.1.4/ Cấu trúc chương trình CNC:
Cấu trúc tổng quát của chương trình CNC bao gồm:
- Đầu tập tin ( Tape start): kí tự (%) khai báo bắt đầu tập tin chương trình. - Nhãn tập tin (Leader section): Tiêu đề tập tin chương trình.
- Đầu chương trình (Program start) : kí tự khai báo bắt đầu chương trình. - Thân chương trình (Program section): Các lệnh gia công
- Chú thích (Command section): chỉ dẫn hoặc chú thích cho người vận hành - Cuối tập tin (Tape end): kí tự khai báo kết thúc tập tin chương trình. Có 2 lọai chương trình:
Chương trình chính (main program)
Chương trình con (subprogram): Là chương trình phụ được gọi từ chương trình chính, thường dùng khi trong chương trình chính có nhiều đoạn lặp lại.
3.2. Phương thức lập trình NC 3.2.1/ Lập trình trực tiếp: 3.2.1/ Lập trình trực tiếp:
Người lập trình có thể tự biên soạn chương trình NC trên cơ sở nhận dạng hoàn toàn chính xác tọa độ chạy dao. Thường sử dụng cho các trường hợp gia công đơn giản. Truyền chương trình NC được lập vào hệ điều khiển máy bằng 2 phương pháp (xem hình 3.2):
- Nhập từ các thiết bị ngoài: đĩa mềm, băng từ, cổng giao tiếp… - Nhập từ Panel điều khiển theo chế độ MDI (Manual Data Input)
Hình 3.2. Phương pháp lập trình trực tiếp. 3.2.2/ Lập trình Tự động:
Người lập trình sử dụng ngôn ngữ hỗ trợ lập trình hoặc phần mềm CAD/CAM như công cụ trợ