Là phương pháp xấp xỉ biên dạng bằng đường cong bậc 3. phương pháp này thường được dùng tạo các bề mặt rất phức tạp như khuôn võ xe hơi, máy bay…
A PF(Focus) Pv PH PL uL= yL/2A, uH= yH/2A u = (uH/N -> uL/N n = 1 : N
Chương 3: CƠ SỞ LẬP TRÌNH NC--- ---
3.1/ Một số khái niệm cơ bản. 3.1.1/ Chương trình NC: 3.1.1/ Chương trình NC:
Bao gồm chuỗi chỉ thị di chuyển dao, chỉ thị đóng ngắt và phụ trợ cần thiết để điều khiển máy tự động thực hiện công việc gia công.
3.1.2/ Lập trình NC:
Xác lập tiến trình di chuyển dụng cụ cùng các chỉ thị lập trình cụ thể và lưu trữ các thông tin này trên thiết bị mang tin dưới dạng mã lệnh phục vụ cho quá trình đọc dữ liệu tự động bởi hệ điều khiển
3.1.3/ Định dạng của một chương trình NC:
Định dạng phổ biến nhất là định dạng địa chỉ lệnh (word address format). Định dạng này bao gồm các mã lệnh (commands) được truyền đến hệ thống servo, rơle, công tắc để thực hiện các tác vụ gia công. Các mã lệnh liên kết nhau tạo thành khối lệnh (Block). Bộ điều khiển máy sẽ thực hiện các thao tác điều khiển theo từng khối lệnh một. Kết thúc một khối lệnh sẽ có dấu kết thúc khối (EOB). Cấu trúc của một chương trình CNC được minh họa như hình 3.1.
Hình 3.1. Cấu trúc chương trình NC
a. Địa chỉ lệnh:
Là chữ cái alphabet đầu lệnh, chỉ thị vị trí lưu trữ dữ liệu số theo sau. Các chử cái được dùng trong mã lệnh được thể hiện trên bảng3.1.