Dao di chuyển theo biên dạng yêu cầu để thực hiện quy trình gia công. Biên dạng (contour) bao gồm chuỗi các đường cong(curve), tùy thuộc vào hình dạng của các đường cong trong không gian ta có thể phân ra đường cong 2D, 2.1/2D, 3D, 4D, 5D…Hình 2.30->2.33
Hình 2.30. Hệ thống tạo biên dạng 2D
Hình 2.31. Hệ thống tạo biên dạng 2.1/2 D
Hình 2.32. Hệ thống tạo biên dạng 3 D
Chỉ tạo ra các đường cong trong mặt phẳng xy, trục z được điều khiển độc lập với xy
Có thể điều khiển đồng thời theo hai trục bất kỳ để tạo nên các đường cong trong mặt xy, yz, zx, phương còn lại thường là phương tiến dao
Có thể điều khiển đồng thời theo 3trục để tạo nên các đường cong trong không gian. Thường dùng để gia công các bề mặt phức tạp
Hình.2.33. Hệ thống tạo biên dạng 4 D Các loại đường cong thường gặp trong chuyển động gia công CNC là: Đường bậc 1 (linear) : đường thẳng
Đường bậc 2 (conic) : cung tròn, elip, parabol, hyperbol Đường bậc 3 (cubic)
Các đường bậc cao hơn . Thực hiện: Các đường cong bậc cao được xấp xỉ bởi chuỗi phần tử hình học cơ bản bởi 3 nhóm trên.
# Trong điều khiển số, các di chuyển cơ bản này được gọi là chuyển động nội suy.
2.7.2/ Chuyển động nội suy
+ Điều khiển số sử dụng 5 chế độ nội suy:
- Nội suy đường thẳng, nội suy cung tròn, nội suy đường xoắn, nội suy parabol, nội suy bậc 3
+ Bộ nội suy:
Là thiết bị điện tử ( đối với hệ NC), là phần mềm ( đối với hệ CNC) có các nhiệm vụ : - Tìm ra vị trí trung gian cho phép hình thành một biên dạng cho trước trong một giới hạn dung sai xác định trước
- Nội suy một cách thích hợp các yếu tố biên dạng đòi hỏi.
- Tốc độ đưa ra vị trí trung gian phải phù hợp với tốc độ chạy dao cho trước.
- Đi tới một cách chính xác các điểm kết thúc chương trình đã đưa ra trước trong chương trình.
Hệ thống CNC thực hiện nội suy ở hai mức:
- Nội suy thô: xác định tọa độ các điểm đầu và điểm cuối của đoạn biên dạng. - Nội suy tinh: thực hiện tiếp nội suy tuyến tính giữa các điểm trung gian này
Trong hầu hết các máy CNC thông thường chỉ sử dụng nội suy đường thẳng và nội suy vòng tròn các dạng nội suy khác như parabol, hyperbol hay bậc cao hơn không thực hiện vì chúng hầu như không có trong đòi hỏi thực tế. Với nội suy thẳng và nội suy vòng, có thể thực hiện được những khả năng sau:
Nội suy thẳng theo 2 trong n trục Nội suy thẳng theo n trong n trục Nội suy vòng theo 2 trong n trục
Nội suy vòng theo 2 trong n trục đồng thời với nội suy thẳng theo trục vuông góc ( nội suy đường xoắn ốc)
Ngoài 3 trục điều khiển x, y,z còn thêm vào trục điều khiển góc quay của bàn máy
2.7.3/ Phương pháp nội suy:
Để xác định giá trị cần về vị trí trên các trục riêng lẻ, người ta ứng dụng các phương pháp nội suy khác nhau.
Nếu phân loại theo thuật toán sử dụng, ta có thể phân bố nội suy theo 2 nhóm:
- Nhóm 1: các thiết bị làm việc theo nguyên tắc hàm đánh giá và bộ phân tích vi phân số - Nhóm 2: các thiết bị làm việc theo nguyên tắc tích phân số
Nếu phân loại theo phương pháp thực hiện, có 2 loại: - Sử dụng mạch cứng
- Sử dụng chương trình