Trôû veà chöông trình chính

Một phần của tài liệu Giáo trình: Máy CNC và công nghệ gia công trên máy CNC docx (Trang 41 - 43)

Chương trình con (subprogram): Là chương trình phụ được gọi từ chương trình chính, thường dùng khi trong chương trình chính có nhiều đoạn lặp lại.

3.2. Phương thức lập trình NC 3.2.1/ Lập trình trực tiếp: 3.2.1/ Lập trình trực tiếp:

Người lập trình có thể tự biên soạn chương trình NC trên cơ sở nhận dạng hoàn toàn chính xác tọa độ chạy dao. Thường sử dụng cho các trường hợp gia công đơn giản. Truyền chương trình NC được lập vào hệ điều khiển máy bằng 2 phương pháp (xem hình 3.2):

- Nhập từ các thiết bị ngoài: đĩa mềm, băng từ, cổng giao tiếp… - Nhập từ Panel điều khiển theo chế độ MDI (Manual Data Input)

Hình 3.2. Phương pháp lập trình trực tiếp. 3.2.2/ Lập trình Tự động:

Người lập trình sử dụng ngôn ngữ hỗ trợ lập trình hoặc phần mềm CAD/CAM như công cụ trợ

Khối lệnh 1 Khối lệnh 2 Khối lệnh 2 ...

Gọi chương trình con Khối lệnh n Khối lệnh n

Khối lệnh n+1

Khối lệnh 1 Khối lệnh 2 Khối lệnh 2 ...

Trở về chương trình chính chính

giúp để chuyển đổi tự động dữ liệu hình học và dữ liệu công nghệ thành chương trình NC. Có 3 phương pháp lập trình tự động:

- Lập trình bằng phần mềm NC (NC Editor) - Lập trình bằng ngôn ngữ xử lí hình học - Lập trình bằng phần mềm CAD/CAM

Hình 3.3. Phương thức lập trình tự động

3.2.3/ Lập trình theo công nghệ Cad/Cam

Làphương pháp lập trình tự động có rất nhiều ưu việt. Phương pháp lập trình này cho phép ta tạo nên được các chương trình gia công những chi tiết rất phức tạp một cách dễ dàng, chính xác. Do vậy lập trình theo công nghệ CAD/CAM ngày nay được sử dụng rất rộng rải trong công nghệ gia công CNC. Về cơ bản, CAD/CAM bao gồm 2 thành phần.

CAD : xác lập hình học chi tiết gia công, tao nên mô hình vật thể cần gia công bao gồm các điểm, đường, bề mặt, khối.

CAM : sử dụng dữ liệu hình học được tạo, để tạo đường chạy dao và thực hiện chức năng quản lí và điều khiển sản xuất như lập trình chế tạo, lập kế hoạch sản xuất, quản lí chất lượng, hoạch định nguồn lực sản xuất

Quy trình lập trình NC theo công nghệ CAD/CAM gồm các bước cơ bản sau: a.Thiết kế mẫu gia công trên phần mềm CAD

b.Xác lập tiến trình gia công

c. Lựa chọn công nghệ gia công NC (phương thức chạy dao) cho từng bước gia công d. Xác lập thông số NC cho chức năng gia công NC tương ứng

e. Thực thi trình xử lí đối với chức năng gia công NC để tạo đường chạy dao (toolpath generation)

CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ PHAY NC--- ---

4.1. Máy phay CNC 4.1.1. Phân loại: 4.1.1. Phân loại:

Việc phân loại máy phay CNC chỉ mang tính tương đối. Tuỳ thuộc vào tính vạn năng, số dao có thể tích trong ổ tích dao (tool magazine) ta chia máy phay CNC thành các loại cơ bản sau.

a. Máy phay CNC (CNC Milling machine)

Máy phay CNC thường dùng để chỉ các máy phay có 1 hoặc một vài dao trong ổ tích dao, thông thường ổ tích dao không chứa qúa 12 dao và có dạng mâm xoay (Turet). Dựa vào cấu trúc máy ta phân máy phay loại này làm 2 loại.

Loại thứ 1: spindle thẳng đứng (vertical CNC milling machine), Hình 4.1.a. Loại thứ 2: spindle ngang (Horizontal CNC milling machine), Hình 4.1b.

Hình 4.1a. máy phay CNC đứng Hình 4.1b. Máy phay CNC ngang

b. Trung tâm phay CNC (CNC Milling Center)

Là loại máy phay CNC có tính vạn năng cao hơn, thông thường số dao có thể tích trong ổ tích dao từ 12 đến hàng trăm dao. Ổ tích dao (Tool Magazine) thường có dạng xích quay, dao được thay tự động hoặc dùng Robot cấp dao.Hình 4.2

Một phần của tài liệu Giáo trình: Máy CNC và công nghệ gia công trên máy CNC docx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)