Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Núi Thành

Một phần của tài liệu 318 Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (Trang 25 - 28)

Núi Thành là huyện ven biển nằm về phía nam của tỉnh Quảng Nam. Đựơc thành lập năm 1983, tách từ huyện lỵ Tam Kỳ thành hai địa giới hành chính huyện. Toạ độ địa lý 150 33 - 150 36 B, 1080 34 - 1080 37 Đ. Diện tích tự nhiên 523,94km2, dân số hiện nay khoảng 145.000 khẩu, với hơn 33.800 hộ, và gần 70.000 lao động. Địa hình chia làm 3 vùng tơng đối rõ rệt.

- Vùng núi có 5 xã: Tam Trà, Tam Thạnh, Tam Sơn, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây.

- Vùng đồng bằng có 6 xã: Tam Nghĩa, Tam Hiệp, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Xuân I, Tam Xuân II.

- Vùng ven biển có 5 xã: Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hải, Tam Giang, Tam Quang. Và 1 Thị Trấn Núi Thành.

Chiều dài của huyện dọc theo trục giao thông chính của quốc gia (đờng sắt và quốc lộ 1A), có sân bay, bến cảng, ga đờng sắt nên điều kiện đi lại và giao lu tốt với mọi địa điểm, khu vực trên địa bàn kể cả trong và ngoài huyện. Điều đó càng lợi thế cho việc hội nhập khu công nghiệp Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai mà nổi bật là giao lu và trao đổi nhanh chóng, thuận lợi về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin kinh tế và trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hoá v.v...

Huyện Núi Thành có bờ biển dài 37km, với 2 cửa biển là cửa Lỡ và cửa An Hoà. Đặc biệt cửa An Hoà có độ sâu đảm bảo cho các tàu thuyền đánh cá cỡ lớn ra, vào neo đậu trú bão thuận lợi.

Ng trờng rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú đa dạng với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện có gần 4.500ha mặt nớc, sông, suối, ao hồ, đầm phá... trong đó các thuỷ vực nớc lợ vùng cửa sông rộng trên 3.000ha. Đây là hệ sinh thái đầm phá đặc biệt, là vùng nuôi trồng thuỷ đặc sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ những đặc điểm trên, tại địa phơng huyện đã hình thành làng cá truyền thống tự nhiên cũng nh kèm theo là các dịch vụ chế biến hải sản, hậu cần nghề cá v.v ..và đợc xem là trung tâm nghề cá lớn nhất tỉnh Quảng Nam.

Tổng số tàu thuyền dùng để khai thác đánh bắt trên toàn huỵên khoảng 1.045 chiếc, trong đó loại tàu có công suất từ 90CV - 335CV có khoảng 80 chiếc.

Sản lợng đánh bắt hàng năm từ 16 - 18 ngàn tấn với giá trị hàng ngàn tỷ đồng.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1700 ha, chủ yếu là nuôi tôm, cua nớc lợ với sản lợng hằng năm bình quân khoảng 2350 tấn, trong đó sản lợng nuôi tôm nớc lợ bình quân khoảng 1800 tấn/1năm.

Từ tháng 6/2003, sau khi có quyết định thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai của Thủ tớng Chính phủ đã có 3 nhà máy chế biến thuỷ, hải sản đợc xây dựng và đi vào sản xuất.

Với hơn 2.000ha đất bằng và 6.600ha đất đồi nuí cha đợc khai thác sử dụng ở vùng ven biển và trung du tạo nên một tìêm năng phát triển lâm nghiệp phong phú và đa dạng. Đồng thời, các vùng này còn có nguồn nguyên liệu phi kim loại nh: đá, cát thuỷ tinh với trữ lợng lớn là điều kiện để phát triển công nghiệp và vật liệu xây dựng.

Cùng với lâm nghiệp, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, thu hút hơn 70% lao động, đóng góp hơn 60% GDP. Quĩ đất nông nghiệp của huyện khoảng 13.000ha, trong đó hơn 2/3 là đất sản xuất lúa.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện không phát triển mạnh nh- ng khá ổn định, với tổng đàn gia súc (trong đó chủ yếu là trâu, bò) khoảng 70.000 con, đàn gia cầm khoảng 350.000 con, kể từ sau bệnh cúm gia cầm, sự phát triển chậm lại, ở mức ổn định là chính.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, trớc khi có chủ trơng thành lập khu kinh tế mở Chu Lai, gồm chủ yếu: các ngành mây tre, chế biến thuỷ, hải sản và sản xuất khai thác cát, đá, sỏi giá trị sản xuất khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm

Từ khi có quyết định của Thủ tớng về thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai tháng 6/2003 đến nay đã mở ra một số cơ sở nh: Nhà máy ô tô Trờng Hải, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến thuỷ, hải sản, các đơn vị kinh doanh dịch vụ và du lịch v.v.. tác động vào nhiều mặt đối với sản xuất nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn, tuy vậy việc phát triển công nghiệp, dịch vụ ở Khu kinh tế mở Chu Lai, với địa bàn trọng tâm là huyện Núi Thành còn ở mức thấp.

Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nông nghiệp, nông thôn Núi Thành đến hoạt động tín dụng NHNo&PTNT:

Từ những điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội nêu trên, bớc đầu thành lập huyện Núi Thành đã xác định cho mình mô hình kinh tế Nông - Ng - Lâm, công nghiệp sau đó là Nông - Ng - Lâm - công thơng nghiệp, thời gian gần đây đặc biệt từ sau năm 2003, u tiên hàng đầu cho cơ cấu công nghiệp - dịch vụ rồi mới đến nông, ng nghiệp.

Tuy nhiên, liên tục trong các kỳ đại hội, theo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân vẫn xem sản xuất nông, ng nghiệp trên địa bàn là cơ sở, đánh giá điều kiện về môi trờng sản xuất và khai thác thuỷ, hải sản là kinh tế mũi nhọn của địa phơng.

- Thực tế hàng chục năm qua, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Núi Thành đã chi phối và quyết định đến cơ cấu đầu t, sách lợc và thực trạng đầu t tín dụng của các ngân hàng thơng mại trên địa bàn.

- Tính đến thời kỳ 6 tháng đầu năm 2006 sản xuất kinh doanh trong ngành nông, ng nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, lao động trong các ngành này chiếm đại bộ phận, sản phẩm hàng hoá từ các ngành nghề này vẫn là thu nhập, trang trãi đời sống cho hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn.

- Việc kêu gọi đầu t vào phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp có tích cực từ phía Nhà nớc nhng do nhiều nguyên nhân, nhất là tính hiệu quả không hấp dẫn nên việc thu hút đầu t còn hạn chế, các xí nghiệp nhà máy mở ra cha nhiều, tình trạng giải quyết việc làm còn quá ít trong khi ngoài nhu cầu thờng xuyên, cộng thêm việc qui hoạch, giải toả đã phát sinh thêm yêu cầu bức thiết về giải quyết lao động, việc làm, đời sống cho nhân dân địa phơng.

Vì lẽ đó nhìn vào các bảng tổng hợp, tình hình cho vay của NHNo&PTNT, chúng ta thấy rằng lĩnh vực nông, ng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và xu hớng phát triển ổn định từ năm 1984 đến nay (cụ thể giai đoạn phân tích từ 2001 - 1005). Với thực tế cơ sở vật chất đầu t lớn nhất là tàu, thuyền và hàng ngàn ha nuôi tôm nớc lợ.

Qua đó có thể khẳng định thêm một lần nữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã quyết định một cách tất yếu lên thực trạng đầu t tín dụng NHNo&PTNT của huyện Núi Thành.

Một phần của tài liệu 318 Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (Trang 25 - 28)