Rào cản thứ ba: Các tiêu chuẩn và quy định liên quan tới người tiêu dùng và ngườ

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 54 - 60)

tiêu dùng và người lao động

a) Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

Hiệp định thương mại Việt – Hoa Kỳ đã có hiệu lực đã mở ra cho hàng dệt may Việt Nam một thị trường lớn. Tuy nhiên, trong quan hệ mua bán giao dịch, rất nhiều đối tác Hoa Kỳ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may

lợi cho người lao động Việt Nam cũng như tạo môi trường làm việc tốt trong doanh nghiệp từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may hơn nữa. Mặt khác, các tiêu chuẩn này cũng là rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vì như đã nói ở phần hạn chế nhập khẩu: Hoa Kỳ có quyền từ chối không nhận hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.

 Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000.

SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về trách nhiệm xã hội được tổ chức quốc tế về trách nhiệm xã hội SAI (Social Accountability International) biên soạn. Nền tảng của các tiêu chuẩn là các công ước của tổ chức lao động quốc tế ILO, các văn kiện về nhân quyền bao gồm Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền và Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em. Mục tiêu của tiêu chuẩn là nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trên phạm vi toàn cầu.

Tiêu chuẩn SA 8000 gồm có 9 yêu cầu sau: Lao động trẻ em

Lao động cưỡng bức An toàn sức khoẻ

Tự do hội họp và quyền thoả ước các lao động tập thể Phân biệt đối xử

Kỷ luật

Thời gian làm việc

Đền bù (tiền lương và các phúc lợi khác) Hệ thống quản lý

Với các nội dung trong từng yêu cầu, các doanh nghiệp Việt Nam thực sự phải thay đổi rất nhiều trong nhận thức và quản lý. Đây là rào cản mà nhiều doanh nghiệp dệt may còn đang vướng mắc.

 Tiêu chuẩn trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu WRAP.

Đây là chương trình chứng nhận trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production) – một chương trình tuân thủ toàn diện nguyên tắc WRAP một cách tự nguyện, được một tổ chức đánh giá độc lập giám sát và do ban chứng nhận WRAP cấp giấy chứng nhận.

Khác với tiêu chuẩn SA 8000, các nguyên tắc nêu trong tiêu chuẩn WRAP được các hội viên của Hiệp hội may Hoa Kỳ - AAMA sau này hợp nhất với Hiệp hội Giầy và thời trang Hoa Kỳ đổi thành Hiệp hội Giầy May Hoa Kỳ - AAFA cam kết thực hiện. Các hội viên này là những tập đoàn kinh doanh lớn nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giầy, dệt may và thời trang khắp nơi trên thế giới và Việt Nam nói riêng xuất hàng vào Hoa Kỳ phải thực hiện quy định này.

Tiêu chuẩn WRAP gồm 12 nguyên tắc với các nội dung chính như sau:  Tuân thủ luật và những nội quy lao động: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và nội quy ở tất cả các nơi mà họ có giao thương. Doanh nghiệp phải cập nhật các thông tin về luật quốc tế, luật địa phương và các nội quy liên quan tới từng nguyên tắc của WRAP.

 Cấm lao động cưỡng bức: Doanh nghiệp không được sử dụng lao động cưỡng bức, ràng buộc hoặc các hình thức khác. Người lao động làm việc tự nguyện, được ra về sau ca làm việc và được trả lương trực tiếp.

 Cấm lao động trẻ em: Doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới 15 tuổi và tuân thủ đúng pháp luật với lao động trẻ (15 – 18).

 Cấm quấy nhiễu và lạm dụng: Doanh nghiệp phải tạo một môi trường làm việc không có sự quấy nhiễu, lạm dụng hay hình phạt về thể xác dưới bất cứ hình thức nào.

 Thu nhập và phúc lợi: Doanh nghiệp phải trả lương theo luật pháp quy định, phụ cấp và các phúc lợi khác.

 Giờ làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc trong tuần không được vượt quá số giờ quy định của luật lao động, 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp phải cung cấp ít nhất một ngày nghỉ trong tuần cho người lao động. Trong trường hợp cần làm thêm giờ, người lao động tự nguyện làm và được trả lương theo đúng quy định của luật lao động và số giờ tối đa được làm thêm mỗi tuần 12 giờ.

 Cấm phân biệt đối xử: Doanh nghiệp tuyển dụng lao động, trả lương, bổ nhiệm hay cho họ nghỉ việc dựa trên khả năng làm việc chứ không dựa trên tính cách cá nhân hay tín ngưỡng riêng.

 An toàn và sức khoẻ: Doanh nghiệp phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nếu có ký túc xá thì cũng phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn.

 Tự do hội đoàn: Doanh nghiệp phải thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của người lao động về tự do hội đoàn bao gồm tự do tham gia và không tham gia bất cứ hội đoàn nào.

 Ngoài ra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về môi trường, tuân thủ luật Hải quan, ngăn ngừa ma tuý.

So sánh WRAP với SA 8000 ta thấy đa số các yêu cầu trong 12 nguyên tắc trên giống các yêu cầu trong SA 8000. Tuy nhiên phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất giầy và dệt may xuất hàng đi Hoa Kỳ nên để thuận lợi khi hàng vào Hoa Kỳ, một số điểm có khác và một số điểm được yêu cầu thêm.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng dệt may đi Hoa Kỳ, việc lựa chọn có áp dụng các tiêu chuẩn trên hay không hoặc áp dụng tiêu chuẩn nào trong 2 tiêu chuẩn hoàn toàn dựa trên tinh thần của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp mình. Nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đều yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải thực hiện 2 tiêu chuẩn này.

b) Luật bảo vệ người tiêu dùng

Quyền lợi người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, của người bán hàng được quy định trong luật Magnuson – Moss Warranty Act và Luật Thương mại đồng bộ (Uniform Commercial Code – UCC) mục 382-A:2-316 và 382-A: 2-329 Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC). Mặc dù quy định về bảo vệ người tiêu dùng có khác nhau tuỳ luật từng bang nhưng nhìn chung bao gồm những điểm sau:

 Nghĩa vụ người sản xuất và người bán:

Người sản xuất và người bán hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm cho khách hàng gồm phẩm chất, đặc tính, giá cả… Đối với những sản phẩm dệt may khi xuất vào Hoa Kỳ, phải chú ý các quy định về nhãn mác như: Luật xác định sản phẩm dệt, Luật xác định sản phẩm len (luật này sẽ được nói rõ trong phần rào cản thứ tư – quy định về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá) Luật về vải dễ cháy…

Luật về vải dễ cháy: Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) là cơ quan giám sát việc thực thi luật về vải dễ cháy. Luật này nghiêm cấm việc nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay bán các loại quần áo, đồ trang trí nội thất, vải hay các chất liệu liên quan không phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy do CPSC đề ra. Việc không tuân thủ đạo luật về vải dễ cháy có thể dẫn đến việc tịch thu hay sung công sản phẩm. Ngoài ra, CPSC cũng áp dụng các hình phạt dân sự hoặc hình phạt ở mức nhẹ nếu cố ý vi phạm các quy định trong luật về vải dễ cháy.

 Quyền lợi của khách hàng:

Khách hàng có quyền không chấp nhận sản phẩm, và có quyền huỷ bỏ sau khi đã nhận hàng. Việc khách hàng chấp nhận hàng hoá xảy ra khi khách hàng đồng ý trả tiền và mang hàng ra khỏi nơi bán. Tuy nhiên, trường hợp khách hàng

nhận hàng và sau đó phát hiện ra rằng hàng không đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng mua khách hàng có quyền huỷ bỏ nhận hàng và yêu cầu bồi hoàn toàn bộ chi phí.

Theo quy định, khách hàng có quyền huỷ bỏ việc nhận hàng trong những trường hợp sau:

 Khách hàng đồng ý mua hàng trước khi phát hiện ra lỗi đối với hàng . Lỗi này không rõ rệt và khó phát hiện, và người bán cam đoan rằng hàng bán không có lỗi. Hoặc,

 Khách hàng chấp nhận mua hàng mặc dù biết rằng hàng có lỗi và cho rằng lỗi đó hoàn toàn có thể sửa được nhưng trên thực tế không sửa được.

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w