Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt
là chính sách và các quy định của nước nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động chuẩn bị các điều kiện nhằm vượt rào cản.
Để các doanh nghiệp dệt may chủ động chuẩn bị các điều kiện nhằm vượt rào cản trong xuất khẩu hàng vào thị trường Hoa Kỳ, các nước trong đó có Trung Quốc, rất coi trọng công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cũng như chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Việc này được thực hiện bởi các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin, tư vấn pháp luật... Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên các doanh nghiệp có khả năng vượt rào cản tương đối thuận lợi.
Thứ hai, tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và
chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may.
Kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước ASEAN cho thấy để đối phó với rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may, vấn đề thu thập, xử lý thông tin cho các doanh nghiệp có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Đây là công việc và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp, các cơ quan tư vấn và đào tạo.
Thứ ba, nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương
mại.
Trong quá trình xuất khẩu sang Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cố gắng thực hiện theo các tiêu chuẩn cũng như các quy định của Hoa Kỳ, nhưng không thể tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Kinh nghiệm của các nước cho thấy khi gặp phải các tranh chấp này, thì cần chủ động đàm phán để có được các nhân nhượng thương mại tạm thời. Trong trường hợp phải hầu kiện thì cần cân nhắc tới lợi ích kinh tế để có được các ứng xử tốt nhất.
Thứ tư, phát huy vai trò của hiệp hội dệt may Việt Nam
Hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong nhiều công tác để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thành công. Hiệp hội dệt may Việt Nam phải nâng cao năng lực của mình trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo cán bộ của ngành dệt may. Đồng thời khi xảy ra các vụ tranh chấp hiệp hội cần vận động các doanh nghiệp trong cùng ngành giúp đỡ doanh nghiệp đang vướng phải rào cản của Hoa Kỳ. Mặt khác, hiệp hội cũng cần phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước khác tham gia vào công tác điều tra, xét xử... để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nói tóm lại, Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may.
Thứ năm, doanh nghiệp cần chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản
của Hoa Kỳ dưới sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước và hiệp hội.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần phải xác định rõ việc đối phó và tìm cách vượt rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may là việc mà các doanh nghiệp cần chủ động. Một mặt doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các rào cản của Hoa Kỳ, mặt khác doanh nghiệp cũng cần để nghị cơ quan Nhà nước giúp đỡ mình vượt qua các rào cản đó.
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM