Công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ và các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may là một hoạt động không thể thiếu ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Qua đó doanh nghiệp nắm được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng tại Hoa Kỳ và có thể chủ động đối phó, vượt qua các rào cản.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm tới vấn đề này nhưng các doanh nghiệp chưa có nhiều biện pháp nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục. Ví dụ như cho đoàn đi khảo sát ở thị trường nước ngoài. Việc nghiên cứu này là cần thiết, nhưng rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Mặt khác, nếu chuyến đi không được chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp nghiên cứu thì sẽ không hiệu quả. Vì thế đối với các doanh nghiệp dệt may lớn và thị trường Hoa Kỳ là thị trường chính thì nên có văn phòng đại diện của công ty tại Hoa Kỳ để vừa nghiên cứu thị trường vừa giới thiệu mặt hàng của công ty. Bên cạnh đó cần nghiên cứu thị trường thông qua các phương pháp phân tích thông kê kinh tế từ các nguồn tài liệu có thể thu thập được. Đồng thời có thể sử dụng phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở Hoa Kỳ (đối với những doanh nghiệp nhỏ không có văn phòng đại diện), đề nghị các tổ chức của Việt Nam ở Hoa Kỳ giúp đỡ như Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hoặc thuê các chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may Việt Nam.
b) Đổi mới công nghệ sản xuất và chủ động thực hiện các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ tại doanh nghiệp
Để có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực hiện rất nhiều tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đặt ra như tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội... Chính vì vậy doanh nghiệp cần từng bước đầu tư công nghệ sản xuất và cải tạo điều kiện lao động trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như khâu nhuộm là khâu gây ô nhiễm môi trường nhất, nếu không cải thiện được điều này hàng dệt may Việt Nam sẽ không thể xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ. Song song với việc rà soát các chất nhuộm và trợ
nhuộm, loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp cũng phải đầu tư máy móc tương xứng. Những năm qua, trong chiến lược tăng tốc, ngành dệt may Việt Nam đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoàn tất. Nhiều máy móc, thiết bị tốt, mới đã được đầu tư theo chiều sâu. Nhưng các máy móc thiết bị này chưa được đầu tư một cách đồng bộ nên chưa phát huy hết được khả năng.
d) Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của doanh nghiệp
Muốn có được những thành công tại thị trường lớn như Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may việt Nam cần có những nhà quản trị giỏi và các cán bộ am hiểu về các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may. Những kiến thức này thay đổi liên tục chính vì vậy cán bộ trong doanh nghiệp cần có ý thức tự học, nâng cao trình độ và hiểu biết cho chính bản thân mình. Bên cạnh đó cán bộ trong các doanh nghiệp dệt may cần tham gia một cách tích cực các khoá đào tạo ngắn của các cơ quan Nhà nước cũng như các chương trình đào tạo của Hiệp hội dệt may và các buổi thảo luận liên quan tới ngành. Doanh nghiệp cần tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính của Nhà nước và các tổ chức quốc tế cho công tác đào tạo và chủ động bố trí kinh phí để đào tạo các chuyên gia giỏi hiểu biết về thị trường và các rào cản của Hoa Kỳ.
Để có thể vượt qua các rào cản của Hoa Kỳ, phục vụ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp dệt may cần tổ chức hệ quản trị doanh nghiệp theo định hướng thoả mẫn các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thị trường doanh nghiệp. Phòng thị trường phải là cầu nối giữa nhà quản trị và thị trường Hoa Kỳ. Chỉ có như vậy mới có thể tiên đoán trước được những rào cản có thể phát sinh để chủ động đối phó, vượt qua rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Đồng thời, phải tổ chức doanh nghiệp theo định hướng chiến lược vượt qua rào cản với những giải pháp chiến lược trong dài hạn, nhưng cũng phải có biện pháp hữu hiệu đối phó với các rào cản của Hoa Kỳ trong ngắn hạn.
Trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng thương mại điện tử không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp dệt may lớn, nhưng ở những doanh nghiệp nhỏ thì vẫn chưa áp dụng được trong hoạt động của mình. Trong thời
gian vừa qua cục Hải quan Hoa Kỳ đã xây dựng hệ thống thông tin visa điện tử “ELVIS”. Trong đó, quy định về việc chuyển các thông tin visa bằng điện tử liên quan tới hàng dệt may từ một quốc gia nào đó cho Hải quan Hoa Kỳ nhằm tránh visa gian lận lẩn tránh quota. Hiện tại Việt Nam chưa áp dụng hình thức này. Một thời gian nữa Hoa Kỳ sẽ không sử dụng hình thức visa thông thường bắt buộc các doanh nghiệp dệt may muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân theo. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của doanh nghiệp dựa trên công nghệ thông tin hiện đại, có như vậy mới vượt qua được các rào cản của Hoa Kỳ.