Hoa Kỳ là một trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế giới. Các đối tác làm ăn với Hoa Kỳ, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý tìm hiểu những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. Vì tại Hoa Kỳ bất cứ một vấn đề nào không tự giải quyết được, các bên đều sử dụng toà án để giải quyết. Đồng thời các quy định pháp luật của Hoa Kỳ theo truyền thống án lệ rất phức tạp có khả năng gây cho các đối tác nước ngoài những sai sót đáng tiếc do không thông hiểu hết các án lệ. Đó chính là rào cản rất hiệu quả của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác.
Hơn nữa, việc tổ chức các cơ quan Nhà nước thành hai hệ thống liên bang và bang, với thẩm quyền khác nhau cũng làm cho việc tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ rất khó khăn. Chẳng hạn, việc thành lập các toà án liên bang và các toà án bang, cũng như các toà án độc lập chuyên trách các lĩnh vực cụ thể, như Toà án Thương mại quốc tế đem lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia vào thị trường này, nhất là tính đến các yếu tố rằng các toà án khác nhau có các quy định thẩm quyền, tố tụng khác nhau và thậm chí án lệ khác nhau.
Hệ thống pháp luật phức tạp của Hoa Kỳ chính là rào cản khi hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này, các doanh nghiệp cần quan tâm tìm hiểu để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất mà rào cản này có thể gây ra.
b) Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan của Hoa Kỳ khá phức tạp từ kê khai hàng hoá đến kiểm hoá, kiểm tra sau thông quan... đã gây cản trở rất lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Do những quy định và luật lệ về nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ rất phức tạp nên để tiến hành thủ tục hải quan được thuận lợi và nhanh chóng, các
dụng dịch vụ môi giới hải quan thông qua các cá nhân hay những công ty hoạt động tại Hoa Kỳ am hiểu luật lệ của Hoa Kỳ để thay mặt mình giao dịch với Hải quan Hoa Kỳ. Môi giới hải quan hoạt động theo quy định của hải quan và người làm nghề này phải thông qua thi tuyển theo một số tiêu chuẩn nhất định.
Khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ muốn sử dụng người môi giới hải quan, doanh nghiệp cần làm các thủ tục uỷ quyền. Thủ tục uỷ quyền gồm:
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp Việt Nam trừ khi đó là doanh nghiệp Việt Nam có tiếng tăm trên thị trường thế giới;
Bản sao nội dung điều lệ công ty thể hiện lĩnh vực hoạt động của công ty. Bản sao các tài liệu cần thiết như điều lệ công ty, giấy uỷ quyền của hội đồng quản trị.
Nhìn chung, thủ tục hải quan của Hoa Kỳ rất chặt chẽ với những yêu cầu rất nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thông hiểu rõ các thủ tục này để trước tiên có thể chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để thông quan dễ dàng tránh nhứng sai sót đáng tiếc làm chậm trễ việc đưa hàng hoá ra thị trường, thậm chí bị kết tội cố ý làm trái hay có hành vi gian lận, trốn thuế. Trên cơ sở đó dần hạn chế việc sử dụng môi giới hải quan, giúp công ty tiết kiệm một khoản phí đáng kể.
c) Rào cản “xanh”
Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá hiện nay vấn đề môi trường được rất nhiều nước quan tâm, trong đó có Hoa Kỳ. Hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản
xuất. Đây chính là rào cản “xanh” mà hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam.
Trong ngành dệt may Việt Nam, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý điều hành còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm – hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
Để hàng dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý thay thế các thuốc nhuộm thân thiện với môi trường, đồng thời phải đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất để giảm lượng nước thải ô nhiễm ra môi trường.
d) Quy định về ghi ký mã hiệu MID
Bắt đầu từ 5/10/2005 các nhà nhập khẩu phải khai báo xuất xứ hàng dệt may dưới dạng mã số của nhà sản xuất – Manufacturer Identification Code (MID). Đối tượng áp dụng là hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm cả hàng may mặc đang áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa phải là thành viên của WTO mà vẫn phụ thuộc vào hiệp định hàng dệt may song phương (trong đó có Việt Nam).
Người có trách nhiệm xác định MID là các nhà nhập khẩu hoặc môi giới hải quan. Họ sẽ dựa trên các thông tin của công ty để tiến hành xác định MID và điền vào tờ khai hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng dệt may.
Cần phải lưu ý rằng việc xây dựng MID phải xuất phát từ tên và địa chỉ của thực thể thực hiện hoạt động tạo nên sản phẩm có xuất xứ vẫn tuân thủ theo quy định 19 CFR 102.22. Nếu hải quan tại cảng thấy nghi ngờ về khai báo MID
qua của khẩu. Nếu hải quan phát hiện việc đánh sai mã số MID được lặp lại khi nhập khẩu hàng dệt may thì nhà nhập khẩu và môi giới hải quan sẽ bị phạt do không lưu tâm đúng mức.
Mã số MID có thể dài tới 15 ký tự, không có khoảng trống giữa các số. MID bao gồm 4 thành phần cơ bản: ký hiệu nước, tên công ty, số địa chỉ, thành phố.
4 thành phần cơ bản của MID được tóm tắt trong bảng sau: Nước Tên công ty Số nhà trong dòng
địa chỉ Tên thành phố 2 ký tự về tên
nước theo tiêu chuẩn ISO
6 ký tự tạo nên từ 3 ký tự đầu tiên của hai chữ đầu tiên trong tên công ty
Tối đa 4 ký tự lấy từ số nhà hoặc số phòng
3 ký tự đầu tiên của tên thành phố
Việc đánh mã số MID giúp hải quan dễ dàng trong việc ngăn chặn các hàng ghi sai xuất xứ hoặc có xuất xứ không rõ ràng. Nhưng công việc nay làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó khăn hơn và tốn thời gian cũng nhu tiền bạc hơn trong khâu làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Việc nắm rõ các quy định để tự xây dựng mã số MID của các lô hàng xuất từ doanh nghiệp mình là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp nên dần từng bước tự mình làm các thủ tục này, giảm dần các vụ phải thuê môi giới hải quan. Trong trường hợp chưa thông hiểu các quy định thì việc thuê môi giới hải quan lại là việc nên làm, vì sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những khoản nộp phạt do làm sai, thậm chí có những vụ việc nghiêm trọng có liên quan đến cả án hình sự.
e) Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Căn cứ theo hiệp định đa biên về những trở ngại kỹ thuật đối với hàng hoá trong khuôn khổ GATT, chương IV của luật các Hiệp định Thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ đã đưa ra những quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn và thủ tục xin giấy chứng nhận cho hàng nhập vào Hoa Kỳ. Tuy vậy những quy định đó được Hoa Kỳ áp dụng làm phương tiện để phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng. Chế độ cấp giấy chứng nhận hàng phù hợp với tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu. Vì