Tình hình xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 35 - 41)

giá và 8,62% về lượng so với năm 2004, đạt 85,47 tỷ USD. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam ở Hoa Kỳ tuy rất nhỏ nhưng vì đây là thị trường lớn nên kim ngạch xuất khẩu so với toàn ngành là rất lớn (chiếm tới 49%). Trong năm tới, khi Việt Nam tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi từ Hoa Kỳ về thuế và nhiều rào cản phi thuế sẽ được bỏ bớt, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ còn tăng hơn rất nhiều.

Biểu đồ 2.1: Thị phần hàng dệt may các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2005 tính theo khối lượng

Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam

2.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ

a) Giai đoạn sau khi bình thường hoá quan hệ đến trước khi ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ

Từ năm 1994 sau khi Hoa Kỳ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu tìm hiểu thị trường và xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mặc dù liên tục tăng nhưng vẫn dừng lại ở con số rất khiêm tốn. Bởi vì các công ty tại Hoa Kỳ còn rất dè dặt trong quan hệ hợp tác kinh doanh với Việt Nam. Một mặt vì chưa thực sự biết nhiều về Việt Nam, mặt khác do Việt Nam chưa được hưởng Quy chế Tối huệ quốc nên hoạt động đầu tư kinh doanh gặp không ít khó khăn.

Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 1997 - 2001

Năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex (triệu USD) Tỷ trọng Vinatex/toàn ngành (%) 1997 23 8,5 36,96 1998 26,3 13,6 51,71 1999 34,7 19,6 56,48 2000 49,5 38,8 78,38 2001 47,4 29,1 61,39

Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam và Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex

Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới đạt 23 triệu USD nhưng chỉ sau 3 năm, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đã tăng hơn gấp đôi, đạt 49,4 triệu USD. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của cả Vinatex và toàn ngành có giảm đi một chút, do nhiều hợp đồng bị đổ vỡ vì sự chậm trễ trong ký kết và thực hiện hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong tổng khối lượng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì các sản phẩm của Vinatex chiếm một tỷ trọng khá lớn, đặc biệt năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm gần

80%. Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex cũng tăng khá nhanh, từ năm 1997 đến năm 2000 tăng hơn 4 lần (456%).

b) Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ sau ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Với việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng cơ hội tăng thị phần tại thị trường quan trọng này. Vài năm sau khi hiệp định thương mại được ký kết kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Về vị trí của Việt Nam trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ cũng liên tục được cải thiện: thứ 17 năm 2004 và thứ 12 năm 2005.

Bảng 2.2: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 2002 – 2005

Năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex (triệu USD) Tỷ trọng Vinatex/toàn ngành (%) 2002 899 210 23,36 2003 1973 392 19,87 2004 2474 597 24,13 2005 2735 604 22,08 2006* 3200 750 23,43

Nguồn: Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex * : dự đoán

Qua phân tích ở trên ta thấy Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực hoạt động xuất khẩu mang một không khí mới. Điều đó được thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam của toàn ngành và của Vinatex sang thị trường Hoa Kỳ

Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam và Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex

Mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ được chia làm 2 loại có hạn ngạch và không có hạn ngạnh, trong các loại mặt hàng có hạn ngạch lại được chia ra thành hàng cấp visa theo thông báo giao hạn ngạch và hàng cấp visa tự động (loại này có chủng loại mặt hàng đa dạng nhất và cũng nhiều nhất). Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng phi hạn ngạch là 1013,19 triệu USD chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ, tăng 4,4% so với năm 2004 (971,12 triệu USD). Mặt hàng có hạn ngạch năm 2005 xuất sang Hoa Kỳ tổng cộng là 1721,81 triệu USD tăng 14,6% so với năm 2004. Trong đó loại hàng cấp visa tự động đạt 1700,33 triệu USD, chiếm 98,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch.

ngoài xuất khẩu các sản phẩm dệt may ra Việt Nam còn xuất sang Hoa Kỳ các loại vải và sợi các loại, chủ yếu là chất liệu cotton và sợi nhân tạo.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 phân theo chất liệu

Nguồn: Bộ Thương mại

Các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là chất liệu cotton và sợi nhân tạo, mặt hàng len và sợi tơ tằm rất ít. Có lẽ chính vì vậy mà những mặt hàng làm từ chất liệu tơ tằm không phải chịu hạn ngạch.

Trong những năm gần đây với điều kiện cạnh tranh gay gắt và gặp nhiều bất lợi vì Việt Nam chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hàng dệt may Việt Nam vẫn có hạn ngạch khi xuất vào thị trường Hoa Kỳ. Nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì, phát triển sản xuất và tăng trưởng. Kim ngạch năm 2005 tăng 11% so với năm 2004, đạt 4,85 tỷ USD và là mặt hàng đạt kim ngạch cao thứ hai sau mặt hàng dầu thô (7,39 triệu USD).

Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao nhất, đạt 2735 triệu USD tăng 11% so với năm 2004; tiếp đến là xuất khẩu sang EU đạt 826 triệu USD, tăng 19,2% so với năm 2004; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 600 triệu USD, tăng 17.2%.

Biểu đồ 2.4:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua

Nguồn : Ban kế hoạch - đầu tư Vinatex

Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ luôn chiếm tới 50% thậm chí hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường. Hoa Kỳ đang là một thị trường quan trọng của Việt Nam, và xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này dự đoán trong năm 2006 sẽ tiếp tục tăng. Vì Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục được gia hạn đến hết năm 2006 và lượng hạn ngạch phía Hoa Kỳ dành cho Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 2005, trong khi đó hạn ngạch một số mặt hàng Hoa Kỳ dành cho các nước khác lại giảm ví dụ như Trung Quốc. Nhưng bên cạnh đó rào cản Hoa Kỳ đặt ra đối với hàng dệt

may Việt Nam còn rất nhiều, các doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 35 - 41)