Rào cản thứ hai: Các biện pháp hạn chế định lượng

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 46 - 54)

Quan hệ xuất nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới được điều chỉnh bởi rất nhiều các hiệp định. Đầu tiên là hiệp định đa sợi (MFA), là một hiệp định quốc tế có hiệu lực từ tháng 1 năm 1974 cho phép các nước ký kết GATT đàm phán các hiệp định Thương mại song phương áp dụng hạn chế nhập khẩu hàng dệt và may mặc. Sau khi được gia hạn 6 lần, Hiệp định MFA hết hiệu lực vào 31/12/1994 và được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt và may mặc của vòng đàm phán Urugoay (ATC).

Theo ATC, hạn ngạch và hạn chế đối với thương mại hàng dệt và may mặc theo lịch trình sẽ bị xoá theo 3 giai đoạn kết thúc vào 1/1/2005. Tất cả các nước thành viên của WTO đều phải tuân thủ ATC, cho dù họ có ký Hiệp định đa sợi trước đây hay không và chỉ có các nước thành viên mới được xem xét cho hưởng những lợi ích tự do hoá mà hiệp định này đem lại. Những Hiệp định hàng

áp dụng quota hàng dệt và may mặc với 46 nước, trong đó có 38 nước tham gia vào ATC, 8 nước khác không phải là thành viên của WTO và do vậy không được hưởng các lợi ích của việc bỏ hạn ngạch theo hiệp định này mà vẫn tuân theo những hiệp định hàng dệt may song phương với Hoa Kỳ. Như vậy hầu hết các nước đã được bỏ hạn ngạch thì Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ.

Trong nhóm này gồm một số biện pháp cơ bản sau:

a) Cấm nhập khẩu

Hoa Kỳ thường dựa vào một số lý do bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường… để cấm nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng.

Trong sản xuất, Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn lao động. Điều đó được thể hiện qua tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu WRAP. Hoa Kỳ không coi đây là một tiêu chuẩn bắt buộc nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ nhập hàng dệt may của những doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn này. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may nếu không thoả mãn các tiêu chuẩn trên thì sẽ không được xuất hàng vào Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội dựng lên nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nội dung chính của SA 8000 gồm nhiều vấn đề trong đó đặc biệt lưu ý đến việc không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động vị thành niên; không sử dụng lao động cưỡng bức; phải đảm bảo các điều kiện về sức khoẻ và an toàn cho người lao động; tuân thủ các quy định về số giờ làm việc; trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật và quy định của ngành. Còn WRAP được Hiệp hội dệt may và da giầy Hoa Kỳ (AAFA) thiết kế và thông qua năm 1998 với mục tiêu đảm bảo hàng may mặc và da giầy sản xuất trong điều kiện hợp pháp, đạo đức và nhân quyền. Khác biệt lớn nhất và căn bản nhất giữa SA 8000 và WRAP là phạm vi áp dụng: WRAP

chỉ áp dụng cho khu vực có sản phẩm may (giày, may mặc), SA 8000 áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp có đông lao động.

Các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn về môi trường và phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ví dụ như các sản phẩm dệt may sử dụng thuốc nhuộm có chứa azo thì sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ. Vì những thuốc nhuộm có chứa thành phần này sẽ cho độ bền màu cao nhưng nước thải của quá trình nhuộm có những tác động không tốt với môi trường, và đối với người sử dụng đặc biệt là trẻ em thì cũng không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cấm nhập khẩu các hàng dệt may mà nhãn không ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm cũng như các hướng dẫn sử dụng sản phẩm cụ thể. Các quy định này rất phức tạp nhưng các doanh nghiệp dệt may muốn xuất khẩu được vào Hoa Kỳ đều phải thực hiện. Quy định này sẽ được nói rõ hơn trong phần rào cản thứ tư “Các quy định về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá”.

Theo Luật quyền hạn kinh tế trong trường hợp khẩn cấp được thông qua năm 1977 cho phép tổng thống được quyền phong toả tài sản nước ngoài ở Hoa Kỳ, cấm vận thương mại và tiến hành các biện pháp cần thiết khác để đối phó với các mối đe doạ bất thường đối với nền an ninh quốc gia, các chính sách đối ngoại hoặc các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Luật an ninh quốc tế năm 1985 cũng quy định tổng thống có toàn quyền hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hoá từ bất cứ quốc gia nào mà Hoa Kỳ cho là nước đó đã tổ chức hoặc tiếp tay cho khủng bố.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cấm nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng được cho là sản xuất tại một số quốc gia hay một số công ty nhất định. Ví dụ như tháng 5/2002 Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các sản phẩm dệt được cho là chế tạo bởi các công ty Campuchia G.T Garment (Cambodia) Co., Ltd, Kao Sing Co., Ltd và Horus Industrial Corporation trong hai năm vì những công ty này đã bị phát hiện là đã thực hiện sang tàu trái pháp luật, đã đóng cửa, và

hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vi phạm lụât pháp quốc tế và Hoa Kỳ thì cũng bị cấm nhập khẩu.

b) Hạn ngạch nhập khẩu

Hiện nay các biện pháp dùng hạn ngạch Hoa kỳ chỉ áp dụng cho một số ngành hàng trong đó đáng chú ý nhất là hàng dệt may. Sau ngày 1/1/2005 khi hiệp định ATC hết hiệu lực Hoa Kỳ đã xoá hạn ngạch cho hầu hết các nước trong WTO, các nước chưa ra nhập vào WTO như Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch đối với hàng dệt may. Chính vì vậy đây là một rào cản có tác động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Phần lớn hạn ngạch của Hoa Kỳ do cục Hải quan của nước này quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ chia ra làm hai loại chính là: hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này nhưng số lượng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn thậm chí cao hơn nhiều lần so với các mức thuế trong hạn ngạch. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch giới hạn về số lượng. Tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn hạn ngạch. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ thường chịu loại hạn ngạch tuyệt đối. Nếu số lượng xuất một mặt hàng dệt may nào đó sang Hoa Kỳ mà đã dùng hết hạn ngạch thì có thể vay hạn ngạch của năm sau, nhưng số lượng được vay chỉ được nằm trong một lượng nhất định và không phải mặt hàng nào cũng được vay hạn ngạch.

Hàng năm Hoa Kỳ sẽ giao hạn ngạch cho từng nước sau đó tuỳ từng quốc gia mà có cách phân chia hạn ngạch khác nhau. Đối với Việt Nam việc phân chia và giao hạn ngạch được thực hiện bởi Bộ Thương mại. Đầu năm Bộ

Thương mại sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Có 2 hình thức cấp hạn ngạch: hình thức cấp visa tự động và hình thức ký quỹ/ bảo lãnh:

+ Các thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được cấp visa tự động cho tất cả các chủng loại hàng dệt may (Cat).

+Các thương nhân có nhu cầu đảm bảo hạn ngạch để giao hàng theo kế hoạch và tự nguyện được đăng ký hạn ngạch theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh. Thương nhân đã được cấp hạn ngạch theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh vẫn được tham gia cấp Visa tự động.

Các chủng loại mặt hàng xuất sang thị trương Hoa Kỳ được chia ra làm 2 loại: các Cat “nóng” và các Cat “nguội”. Đối với mỗi loại Bộ Thương mại có nguyên tác phân chia hạn ngạch khác nhau:

Nhóm1: các Cat “nóng”, là các Cat. thực hiện trong năm trước đạt từ 90%

trở lên. Năm 2005, nhóm này gồm các Cat.334/335 (áo khoác nam nữ chất liệu bông), Cat.338/339 (áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông), Cat.340/640 (áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và nhân tạo), Cat.341/641 (áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.347/348 (quần nam nữ chất liệu bông), Cat.359/659S (quần áo bơi), Cat.620 (vải bằng sợi filamang và tổng hợp khác), Cat.638/639 (áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu sợi nhân tạo), Cat.647/648 (quần áo nam nữ chất liệu sợi nhân tạo). Năm 2006, Bộ Thương mại dành 60% tổng nguồn hạn ngạch của mỗi Cat. để cấp theo hình thức ký quỹ/ bảo lãnh, còn lại 40% để cấp theo hình thức cấp visa tự động. Sau ngày 31/3/2006 nếu nguồn ký quỹ bảo lãnh vẫn còn thì sẽ được bổ xung cho nguồn cấp visa tự động. Đối với nhóm này, chỉ có thương nhân có thành tích trong năm trước của các Cat. “nóng” mới được đăng ký ký quỹ và/ hoặc bảo lãnh. Thương nhân cũng chỉ được đăng ký số lượng hạn ngạch tối đa không vượt quá 60% thành tích thực hiện hạn ngạch của thương nhân trong năm trước theo từng Cat. Trước ngày

visa tự động, Bộ Thương mại sẽ ngừng cấp visa tự động đối với mặt hàng đó và tiến hành phân giao hạn ngạch còn lại cho các thương nhân có thành tích xuất khẩu, chưa ký quỹ /bảo lãnh, có hợp đồng với khách hàng lớn.

Nhóm 2: các Cat. “nguội”, là các Cat. thực hiện trong năm trước đạt dưới

90%. Năm 2005, nhóm này gồm có các Cat.200 (chỉ may và sợi), Cat.301(sợi bông đã trải), Cat.332( tất chất liệu bông), Cat.333 (áo khoác nam), Cat.342/642 (váy ngắn chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.345 (áo sweater chất liệu bông), Cat.351/651 (quần áo ngủ chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.352/652 (đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo), Cat.359/659C (quần yếm), Cat.434, (áo khoác nam chất liệu len), Cat 435 (áo khoác nữ chất liệu len), Cat. 440 (sơ mi nam nữ chất liệu len), Cat.447,448 (quần nam, nữ chất liệu len), Cat.632 (tất chất liệu sợi nhân tạo), Cat.645/646 (áo sweater chất liệu sợi nhân tạo). Năm 2006, Bộ không khuyến khích thương nhân áp dụng phương pháp ký quỹ/ bảo lãnh mà yêu cầu các thương nhân cân nhắc kỹ khả năng xuất khẩu theo visa tự động. Các thương nhân đều được đăng ký ký quỹ/ bảo lãnh không phụ thuộc vào thành tích năm 2005, và cấp hạn ngạch theo nguyên tắc đăng ký trước cấp trước. Trước ngày 30/6/2006, tỷ lệ thực hiện hạn ngạch một loại đạt 50% thì cũng được tiến hành như với nhóm 1. Trường hợp đạt tỷ lệ 50% vào thời điểm muộn hơn thì tuỳ vào nguồn còn lại và thời gian còn lại của năm để quyết định việc tiếp tục cấp visa tự động đối với nhóm đó hay phân giao hạn ngạch giống như nhóm 1.

Bảng 2.4: Tổng nguồn hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006

stt Mặt hàng Cat. Đơn vị Hạn ngạch cơ sở năm 2006 HN năm 2006 sau khi điều chỉnh Số lượng đã vay của năm 2005 1 chỉ may và sợi 200 Kg 367.513 367.513

2 sợi bông đã trải 301 Kg 833.029 833.029 3 tất chất liệu bông 332 Tá 1.225.043 1.225.04

đôi 3

4 áo khoác nam 333 Tá 44.101 44.101

5 áo khoác nam nữ chất

liệu bông 334/335 Tá 790.357 790.357

6 áo sơ mi dệt kim nam

nữ chất liệu bông 338/339 Tá 16.402.81 1 15.176.4 33 1.226.37 8 7

áo sơ mi nam dệt thoi chất liệu bông và nhân tạo

340/640 Tá 2.433.201 2.296.76

0 136.378

8

áo sơ mi nữ dệt thoi chất liệu bông và sợi nhân tạo

341/641 Tá 932.969 932.969

9 váy ngắn chất liệu bông

và sợi nhân tạo 342/642 Tá 661.770 661.770 10 áo sweater chất liệu

bông 345 Tá 348.969 348.969

11 quần nam nữ chất liệu

bông 347/348 Tá 8.325.564

8.325.56 4 12 quần áo ngủ chất liệu

bông và sợi nhân tạo 351/651 Tá 584.933 584.933 13 đồ lót chất liệu bông và

sợi nhân tạo 352/652 Tá 2.228.480

2.228.48 0

14 quần yếm 359/659

C Tá 397.928 397.928

15 quần áo bơi 359/659

S Tá 643.148 643.148

16 áo khoác nam chất liệu

len 434 Tá 17.191 17.191

17 áo khoác nữ chất liệu

len 435 Tá 42.146 42.146

18 sơ mi nam nữ chất liệu

len 440 Tá 2.653 2.653

21 vải bằng sợi filamang

và tổng hợp khác 620 Tá 7.796.174

7.796.17 4 22 tất chất liệu sợi nhân

tạo 632

đôi 612.522 612.522 23

áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu sợi nhân tạo

638/639 Tá 1.462.269 1.380.27

3 81.996

24 áo sweater chất liệu sợi

nhân tạo 645/646 Tá 236.437 236.437

25 quần áo nam nữ chất

liệu sợi nhân tạo 647/648 Tá 2.377.827

2.244.49

1 133.336

Nguồn: Bộ Thương mại

Hàng năm hạn ngạch hàng dệt may của Việt Nam được điều chỉnh nhưng tăng không quá 6%/ năm, bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác giảm xuống để tổng hạn ngạch không đổi. Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm sau) hoặc chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước). Không hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11%/ năm.

Việc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ đã cản trở khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. Khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là rất lớn nhưng do bị áp hạn ngạch nên nhiều doanh nghiệp chỉ đủ hạn ngạch sản xuất đến 50% công suất. Nếu không bị áp hạn ngạch thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ có thể ở mức 25%/ năm.

c) Quy định về visa

Hàng dệt may nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng cần phải có visa mới được vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt may là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một “giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do Chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm dệt

may từ nước ngoài vào Hoa Kỳ hoặc để dùng ngăn cấm hàng nhập lậu vào Hoa Kỳ. Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch. Hàng dệt may có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần một visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ. Nhưng visa không đảm bảo cho việc nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Nếu thời gian hạn ngạch chấm dứt mà visa cho hàng dệt may được cấp sau đó bởi Chính phủ nước ngoài và hàng đã nhập vào Hoa Kỳ, lô hàng nhập này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép.

Trường hợp visa khai sai về chủng loại, số lượng, thiếu dữ liệu hoặc lô hàng nhập khẩu không có visa, lô hàng đó sẽ không được giải phóng cho tới khi nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ thông báo cho nước xuất khẩu những thông tin trên visa và nhận được một visa mới hay một visa thay thế.

Hoa Kỳ đã ký hiệp định về visa mang tính toàn diện với Việt Nam. Trong đó, quy định tất cả các hàng dệt may nhập khẩu vì mục đích thương mại đều phải có visa nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Bên cạnh hình thức visa thông thường, cục Hải quan Hoa Kỳ cũng xây dựng hệ thống thông tin visa điện tử “ELVIS”. Trong đó, quy định về việc chuyển các thông tin visa bằng điện tử liên quan tới hàng dệt may từ một quốc gia nào đó cho Hải quan Hoa Kỳ nhằm tránh visa gian lận và lẩn tránh quota. Hiện tại Việt Nam chưa áp dụng hình thức này.

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w