Rào cản thứ tư: Các quy định về xuất xứ, nhãn mãc, nhãn hiệu hàng hoá

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 60 - 69)

hàng hoá

a) Quy định về xuất xứ hàng dệt may

Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và đặc biệt với hàng dệt may nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định xuất xứ hàng hoá rất quan trọng.

Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất hiện nay, việc xác định xuất xứ hàng dệt may rất khó khăn và phức tạp. Bởi vì hàng dệt may thường nhập khẩu nguyên phụ liệu ở các nước khác nhau, hình thức xuất khẩu phổ biến là nhận gia công.

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hoá. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hoá là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hoá đó với điều

kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Đối với hàng dệt may việc xác định xuất xứ tuân theo những quy định sau:

 Những nguyên tắc chung:

 Nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được quy định trong 19 CFR mục 102.13).

 Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa). Nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này.

 Đối với vải: nước xuất xứ là nước dệt ra vải.

 Các sản phẩm dệt may khác: Nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm.  Những nguyên tắc đặc biệt:

Nếu không xác định được xuất xứ của một sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là:

 Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra. Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

 Nếu không thể xác minh được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.

 Thứ tự áp dụng các nguyên tắc:

Các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định của Hải quan Hoa Kỳ phần 102.21 (9c) như sau:

1) Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước ;

2) Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế khác);

4) Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước;

5) Nước mà tại đó quy trình lắp ráp quan trọng nhất diễn ra; 6) Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp diễn ra.

Đối với quần áo, nơi lắp ráp - may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là nước xuất xứ quần áo.

Luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các hàng dệt may nhập khẩu phải được đánh dấu nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xoá được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Luật không cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng dệt may có xuất xứ nước ngoài những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ một thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác hàng dệt may đó được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hoá.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất hàng sang thị trường Hoa Kỳ cần chú ý khâu xác định xuất xứ và ghi xuất xứ hàng hoá. Vì hàng dệt may nhập khẩu vi phạm quy định đánh dấu xuất xứ sẽ bị hải quan giữ lại, và có thể yêu cầu người nhập khẩu nộp thuế vi phạm bằng 10% trị giá hàng vi phạm trừ phi hàng hóa đó được tái xuất, tiêu huỷ hoặc đánh dấu nước xuất xứ dưới sự giám sát của hải quan.

Trước khi triển khai quá trình sản xuất hoặc thậm chí ngay khi thương thảo hợp đồng các doanh nghiệp dệt may nên kiểm tra và thống nhất với nhà nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ hàng hoá. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối chiếu với các quy định của hải quan xem có phù hợp không. Đây tuy là một quy định nhỏ nhưng nó là rào cản đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Vì nhiều doanh nghiêp còn lúng túng trong khâu xác định xuất xứ

của hàng dệt may khi hàng đó được nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và quá trình sản xuất cũng liên quan tới các nước ngoài. Bên cạnh đó hồ sơ trình báo hải quan để xác định xuất xứ hàng hoá cũng rất phức tạp bao gồm nhiều tài liệu liên quan tới hàng hoá từ khâu nguyên liệu, quá trình sản xuất tới khi thành sản phẩm, các hồ sơ này tất nhiên phải được trình bày bằng tiếng Anh. Các doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo cán bộ xuất khẩu để họ thông hiểu được các quy định này, có như vậy mới tránh được những chi phí cũng như những rắc rối không cần thiết sau này và hàng dệt may Việt Nam mới vào được thị trường Hoa Kỳ.

b) Các quy định liên quan tới cơ chế ghi và gắn nhãn hàng dệt may

 Cơ chế ghi nhãn

Trong nhãn hiệu hàng dệt may Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ các phần phải có bắt buộc gắn trên hàng hoá. Bao gồm các phần như hướng dẫn sử dụng, thành phần sợi trong sản phẩm, tên công ty, nước xuất xứ, mã số nhà sản xuất,..

 Nhãn phải ghi rõ thành phần sợi

Theo luật và các quy định về hàng dệt và hàng len thì sản phẩm có sợi như sợi, vải vóc, quần áo và các mặt hàng gia đình khác phải được ghi nhãn chỉ rõ thành phần sợi. Tên và tỷ trọng của mỗi loại thành phần sợi được ghi lần lượt theo trật tự giảm dần. Ví dụ: 65% cotton, 35% polyester. Nếu sản phẩm làm từ một loại sợi thì ghi “all” (toàn phần) hay ghi 100%. Không cần phải khai báo thành phần của fec-me-tuya, cúc, các loại hạt, các miếng đáp bằng hình vẽ, hoặc bất kỳ một bộ phận nào không được làm từ sợi, chỉ hay vải. Nói chung chỉ cần nêu tên các loại sợi chiếm từ 5% trọng lượng sợi trở lên. Sợi chiếm dưới 5% cần được ghi nhãn là “ sợi khác” hoặc “các loại sợi khác” (nếu sợi đó chiếm dưới 5% nhưng có tầm quan trọng đáng kể về chức năng ở mức tỷ trọng ấy thì có thể

Đối với các vật trang trí làm bằng sợi hoặc vải cũng phải khai báo thành phần sợi nếu tỷ trọng lớn hơn 5%. Vải lót, lớp chần, lớp đệm được phối hợp với nhau để giữ ấm cũng phải khai báo thành phần sợi. Ngoài ra nếu sản phẩm có những phần riêng lẻ với các thành phần sợi khác nhau thì thành phần sợi của mỗi bộ phận phải được xác định tách biệt trên nhãn hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật cũng quy định: Hình thức ghi thành phần sợi phải rõ ràng như nhau và cùng một cỡ. Cho phép sai số 3% đối với thành phần sợi thông báo trên nhãn hàng hoá. Ví dụ nếu trên nhãn ghi một sản phẩm chứa 40% cotton, thì lượng cotton thực tế chỉ có thể dao động từ 37% đến 43%. Điều này không có nghĩa là có thể cố tình trình bày sai khối lượng sợi. Nếu biết chắc rằng sản phẩm có chứa 37% cotton thì trên nhãn phải ghi rõ “37% cotton”. Sai số này đơn thuần chỉ để cho phép một chút không nhất quán trong quá trình sản xuất. Sai lệch cao hơn 3% được coi là ghi nhãn sai, trừ khi doanh nghiệp có thể chứng minh rằng đó là kết quả không tránh khỏi của các biến cố trong sản xuất dù đã chú ý.

Việc xác định chính xác thành phần sợi để ghi vào nhãn hàng dệt may đối với các doanh nghiệp Việt Nam không đơn giản. Bên cạnh đó chất lượng của hàng hoá (thành phần sợi) trong cả lô hàng thường không nhất quán, mặc dù đã cho phép sai số 3% nhưng nhiều lô hàng vẫn không thể đảm bảo được và bị trả lại. Ghi nhãn chính xác là một việc làm không thể bỏ qua đối với hàng dệt may muốn vào thị trường Hoa Kỳ, đây đang là hàng rào mà các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua.

 Nhãn phải ghi hướng dẫn sử dụng

Đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và hàng dệt may nói riêng việc ghi hướng dẫn sử dụng và bảo quản là một phần không thể thiếu. Nó có vai trò quan trọng, trước tiên là đối với người tiêu dùng, giúp họ có thể sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất. Thứ hai, là giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong

quá trình tiêu dùng, nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm cũng như của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may.

Luật pháp của Hoa Kỳ quy định tất cả các sản phẩm dệt may sử dụng để che, bảo vệ cơ thể hoặc các hàng hóa đơn chiếc sử dụng cho sản xuất những sản phẩm quần áo may ở nhà. Các trường hợp được miễn trừ khỏi ghi quy định hướng dẫn đối với hàng dệt may là: găng tay, mũ , mùi xoa, cavat, dây đeo quần, các sản phẩm may không qua dệt sử dụng một lần, hàng may mặc theo yêu cầu của khách hàng hoặc do khách hàng cung cấp nguyên liệu, cắt ra dưới 5 inch từ sản phẩm, mảnh quần áo dưới 10 yard (9,14 cm) khi tỷ lệ sợi không xác định được.

Hoa Kỳ yêu cầu trên các nhãn hiệu sản phẩm phải ghi hướng dẫn bảo quản sử dụng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu sau: người tiêu dùng phải thực hiện được, dễ đọc trong suốt thời gian sử dụng quần áo, được in trên thẻ treo hoặc ở mặt ngoài của bao bì nếu nhãn hiệu không thể nhìn thấy, đính kèm với sản phẩm trước khi hàng hoá được bán ở Hoa Kỳ, có dịch sang tiếng Anh nếu sử dụng các ký hiệu quốc tế. Hướng dẫn bảo quản phải bao gồm các mục như giặt, tẩy, sấy, là, cảnh báo đặc biệt như phải giặt riêng, dung môi có thể làm hỏng hàng hoá, dung môi an toàn để giặt quần áo. Ký hiệu bảo quản không bắt buộc, nhưng những ký hiệu được sử dụng phải được Hiệp hội Hoa Kỳ về kiểm tra và nguyên liệu (ASTM) đưa ra. Hiện nay Hoa Kỳ và đại diện tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đang hợp tác để hài hoà các ký hiệu hướng dẫn bảo quản vào hệ thống quốc tế.

 Nhãn phải ghi công ty sản xuất, nước xuất xứ…

Trong phần các quy định về xuất xứ hàng dệt may ta đã thấy vai trò ghi xuất xứ hàng hoá là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ có vai trò trong việc xác định mức thuế áp dụng mà còn xác định hàng dệt may đó có được vào thị trường

phải chịu hạn ngạch trong đó có Việt Nam). Bên cạnh đó việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng dệt may còn giúp cho người tiêu dùng cùng các nhà kinh doanh tại Hoa Kỳ xác định được đó là sản phẩm nước nào từ đó mà đưa ra sự lựa chọn của mình.

Trong Luật về hàng dệt và hàng len quy định xuất xứ phải luôn luôn được ghi trên mặt trước của nhãn hàng. Thành phần sợi và danh tính nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh có thể xuất hiện trên mặt sau của nhãn hàng.

 Cách gắn nhãn

 Các nhãn hàng dệt may với các thông tin bắt buộc phải được đính cẩn thận vào sản phẩm cho tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên nhãn hàng hoá không cần phải đính bền chặt vào sản phẩm.

 Trên một mặt hàng may mặc có cổ , một nhãn hàng có tên nước xuất xứ (ở mặt trước) phải được đính vào điểm giữa bên trong cổ áo – hoặc là ở điểm giữa đường giáp vai. Thành phần sợi và danh tính nhà sản xuất hay nhà kinh doanh có thể xuất hiện trên cùng một nhãn hàng (mặt trước hoặc mặt sau) hoặc trên một nhãn hàng khác dễ thấy gắn ở mặt trong hay mặt ngoài của sản phẩm.

 Trên mặt hàng may mặc không có cổ và trên các sản phẩm dệt khác, các thông tin bắt buộc phải được xuất hiện trên nhãn hàng rõ ràng và dễ thấy ở bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm.

 Đối với các sản phẩm bán theo lố:

Hàng tất mỏng bán theo lố thì không cần phải có nhãn đính trên mỗi chiếc tất trong lố, nếu lố hàng đó đã có nhãn liệt kê tất cả các thông tin bắt buộc và các thông tin trên lố đúng với mọi sản phẩm bên trong.

Đối với các sản phẩm bán theo lố khác – ví dụ áo sơ mi thì các thông tin bắt buộc phải có trên mỗi sản phẩm trong lố cũng như trên bao gói cả lố. Tuy

nhiên nếu bao bì trong suốt và các thông tin bắt buộc ghi trên nhãn có thể đọc được mà không cần phải mở bao bì thì không cần phải ghi nhãn trên bao bì.

Với các sản phẩm may mặc hoặc các sản phẩm dệt được bán theo đôi/cặp (ví dụ như bít tất, găng tay) hoặc được bán theo bộ (ví dụ như một bộ khăn ăn) có cùng một thành phần sợi thì chỉ cần đính nhãn trên một chiếc mà thôi. Nếu thành phần sợi không như nhau thì cũng có thể chỉ ghi một nhãn cho tất cả nhưng phải ghi rõ thành phần sợi của từng món hàng (ví dụ: khăn bàn: 100% cotton ; khăn ăn: 50% cotton, 50% polyester). Nếu sản phẩm không phải lúc nào cũng bán theo bộ thì mỗi món hàng phải lại phải có nhãn riêng.

c) Các quy định liên quan tới bản quyền nhãn hiệu thương mại

Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ là không bắt buộc. Thương hiệu có thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn. Người có quyền đăng ký nhãn hiệu thương mại với PTO ( cơ quan cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ) là người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên trong thương mại, hoặc là người đầu tiên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Người nước ngoài đăng ký nhãn hiệu thương mại với PTO nếu không do một luật sư tại Hoa Kỳ làm đại diện thì phải chỉ định một người Hoa Kỳ làm đại diện. Nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị PTO huỷ bất cứ lúc nào nếu có bằng chứng là nhãn hiệu đó không được sử dụng trên thực tế. Thời gian chờ đợi để đăng ký nhãn hiệu trung bình là 16,3 tháng.

Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của công ty Hoa Kỳ hoặc quốc gia khác sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi có hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ, đã nộp cho Uỷ ban Hải quan và được lưu giữ theo các quy định hiện hành (19 CFR 133.1 – 133.7). Hải quan Hoa Kỳ cũng có những biện pháp tương tự để chống lại những chuyến hàng không được phép nhập mang các tên hiệu có hồ sơ lưu giữ tại cơ quan hải

Đạo luật nhãn hiệu quy định rằng mọi hàng dệt may nhập vào Hoa Kỳ mang một tên hoặc nhãn bị cấm bởi luật nhãn hiệu sẽ bị tịch thu và không hoàn trả. Tuy nhiên nếu có đơn của nhà nhập khẩu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, giám đốc thuế quan có thể giải toả món hàng với điều kiện tháo dỡ hoặc xoá đi các dấu hiệu bị cấm, hoặc hàng được đánh dấu lại cho phù hợp.

Theo luật sửa đổi về bản quyền nhãn hiệu (Copyright Revision Act), phần 602a của Hoa Kỳ, hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ, tuy nhiên các hàng hoá này có thể được trả lại cho nước xuất khẩu nếu chứng minh thoả đáng cho cơ quan Hải quan là hàng không cố tình vi phạm.

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 60 - 69)