Rào cản thuế quan có khả năng giảm nhưng không nhiều

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 79 - 80)

Trong thời gian vừa qua Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành thành công phiên đàm phán thứ 12, đây là bước đi cuối cùng mang tính chất quyết định việc gia nhập WTO của Việt Nam. Như vậy chỉ vài tháng nữa Việt Nam đã là thành viên của một tổ chức thương mại mang tính chất toàn cầu này. Khi đó quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như với các nước khác sẽ có nhiều đổi thay. Điều đó được thể hiện trước tiên ở mức thuế mà các nước dành cho nhau.

Sau khi quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được bình thường hoá và đặc biệt sau khi hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực, Hoa Kỳ đã cho hàng hoá của Việt Nam trong đó có hàng dệt may được hưởng mức thuế MFN ở cột thuế NTR – mức thuế dành cho các nước có quan hệ bình thường. Đó là mức thuế chung dành cho các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và những nước tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Như vậy hiện nay Việt Nam đang được hưởng mức thuế đối với hàng dệt may như là các nước thành viên của WTO nói chung, trừ các nước đựơc hưởng mức thuế quan ưu đãi dặc biệt. Vì vậy sắp tới khi Việt Nam là thành viên của WTO Hoa Kỳ vẫn đánh thuế hàng dệt may của Việt Nam như cũ trừ khi giữa hai nước có hiệp định cho nhau hưởng mức thuế quan ưu đãi đặc biệt nào đó.

Tuy nhiên trước kia Việt Nam chỉ được Hoa Kỳ coi là nước có quan hệ thương mại bình thường tạm thời (NTR). Nhưng hiện nay quốc hội Hoa Kỳ sắp thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể tiến gần hơn tới hưởng thuế quan ưu đãi của Hoa Kỳ. Mặt khác, trong xu hướng ngày càng cắt giảm thuế quan, và hiện tại hàng năm Hoa Kỳ vẫn luôn điều chỉnh mức thuế với tất cả các mặt hàng, trong đó không thể thiếu hàng dệt may một mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Hoa Kỳ. Mức thuế điều chỉnh đối với hàng dệt may nhìn chung có xu hướng giảm từ 0,03 đến 2% một năm và hiện tại nhiều mặt hàng dệt may Việt Nam đã được miễn hoàn toàn. Ví dụ: Bộ comple bằng sợi nhân tạo hoặc tổng hợp chứa 23% hoặc nhiều hơn trọng lượng len năm 2002 phải chịu mức thuế 3.4%, năm 2005 được miễn thuế, bằng các sợi khác năm 2002 phải chịu mức thuế 6%, năm 2005 cũng được miễn thuế hoàn toàn. Như vậy mức thuế đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có xu hướng giảm nhưng không nhiều.

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 79 - 80)