Hàng dệt may Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ đều được đánh thuế hoặc được miễn thuế tuỳ theo chủng loại hàng mà chúng được áp dụng vào hạng mục nào trong biểu thuế. Các mức thuế áp dụng cho hàng dệt may được quy định từ chương 50 đến chương 63 trong danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ (HTS).
a) Danh mục điều hoà thuế quan Hoa Kỳ (HTS)
Thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ có các cách tính cơ bản sau:
Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được tính theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
Thuế tuyệt đối: Là thuế suất thể hiện bằng một khoản phí cụ thể đánh vào một loại hàng hoá nhập khẩu cụ thể.
Thuế gộp: Là mức thuế suất áp dụng cả hai phương pháp tính thuế theo trị giá và thuế tuyệt đối
Ngoài ra Hoa Kỳ áp dụng thuế hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng trong đó có hàng dệt may. Hàng hoá nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế suất thấp hơn, hàng vượt hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều. Đối với hàng dệt may xuất vào Hoa Kỳ thường chịu hạn ngạch tuyệt đối vì vậy nếu đã hết hạn ngạch thì không được nhập nữa.
Các cột thuế: Biểu thuế của Hoa Kỳ được chia thành thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc và thuế ưu đãi.
Cột 1: Hàng hoá xuất xứ từ các nước được hưởng quan hệ thương mại bình thường (NTR) nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu mức thuế suất tại cột 1. Trong cột 1 mức thuế suất được chia thành 2 cột phụ:
Cột phụ thứ nhất: Cột thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường, được áp dụng với những nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ như Việt Nam. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) được ghi tại cột “General” của cột 1 trong biểu thuế điều hoà HTS của Hoa Kỳ.
Cột phụ thứ hai: thuế suất ở cột “Special” là thuế xuất ưu đãi và đối xử đặc biệt Hoa Kỳ dành cho các chương trình thương mại riêng.
Cột 2: Cột thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với nhứng nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ như Cuba. Mức thuế Non-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế điều hoà HTS của Hoa Kỳ.
Luật pháp Hoa Kỳ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế theo kê khai, do đó người nhập hàng cần phải nắm rõ nguyên tắc xếp loại.
Trước khi xếp ngạch thuế, phải cố tìm được sự mô tả chính xác của món hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Trong trường hợp món hàng có từ 2 bộ phận có mã số thuế khác nhau, thì phải dựa vào đặc tính chủ yếu của món hàng để xếp loại.
Nếu dựa vào đặc tính chủ yếu cũng không xếp loại được, thì áp dụng nguyên tắc xếp loại theo mặt hàng gần với mặt hàng được mô tả trong biểu thuế. Nếu cũng không được thì xếp theo mục đích sử dụng của mặt hàng. Trường hợp mặt hàng có nhiều đặc tính sử dụng thì xếp loại theo đặc tính sử dụng chính.
Đối với vải khi xếp loại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc cân lượng. Ví dụ, vải được dệt từ hai loại sợi cotton và polyester, nếu sợi cotton chiếm tỷ lệ lớn hơn thì xếp vào mã số thuế của vải cotton, ngược lại thì xếp vào mã số thuế của polyester.
c) Định giá tính thuế nhập khẩu
Nguyên tắc chung là đánh thuế hàng nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hoá đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác, như tiền đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu ngươì mua phải trả, tiền máy móc thiết bị của nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất làm ra các món hàng cần đặt, tiền lệ phí bản quyền, tiền thưởng thêm cho người bán nếu có... Ngoài ra, giá giao dịch để đánh thuế không tính phí bảo hiểm và phí vận chuyển lô hàng.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xác định được giá giao dịch hoặc Hải quan Hoa Kỳ không chấp nhận giá giao dịch để đánh thuế. Khi đó sẽ dùng
các nguyên tắc định giá khác. Có 4 nguyên tắc định giá được Hải quan Hoa Kỳ áp dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
Định giá theo món hàng giống món hàng giống hệt và tương tự.
Tính giá suy ngược, nghĩa là lấy giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi phí để tính ra giá nhập khẩu.
Xác định giá thành, nghĩa là tính toán các chi phí sản xuất ra món hàng để suy ra giá gần với giá nhập khẩu.
Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập. Tuy nhiên biện pháp này rất hiếm khi sử dụng.
d) Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng dệt may năm 2005
Bảng 2.3:Biểu thuế quan điều hoà của Hoa Kỳ với một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2005
TT Mô tả mặt hàng Mức thuế
Phổ thông đặc biệt
1 áo khoác nam nữ chất liệu len 60.1
cent/kg+15.6% Miễn*, 15.5%(AU) 2 áo khoác nam nữ chất liệu
bông 15,9% Miễn*, 15,5%(AU)
3 áo khoác nam nữ sợi nhân tạo,
sợi tổng hợp 5,6% Miễn*, 15,5%(AU)
4 áo sơ mi nam nữ dệt kim chất
liệu bông 19,7%
Miễn**, 15,5%(AU), 10,1%(JO) 5 áo sơ mi nam nữ dệt kim sợi 32% Miễn**, 15,5%(AU),
6 áo len nam nữ 16% Miễn*, 15,5%(AU) 7 áo len nam nữ (len cashmere) 4% Miễn*, 3,6%(AU) 8 Bộ quần áo nam chất liệu len 38.6
cent/kg+10% Miễn*, 9,5%(AU) 9 Bộ quần áo nữ chất liệu len 13,6% Miễn*, 12,2%(AU) 10 Bộ quần áo nam nữ chất liệu
bông 9,4% Miễn*, 8,4%(AU)
11 quần nam nữ chất liệu bông 16,1% Miễn*, 15,5%(AU) 12 quần nam nữ sợi nhân tạo 28,2% Miễn**, 15,5%(AU),
14,4%(JO) 13 quần áo ngủ chất liệu bông và
sợi nhân tạo 8,5% Miễn*, 7,6%(AU)
14 đồ lót chất liệu bông và sợi
nhân tạo 32%
Miễn**, 15,5%(AU), 16,4%(JO)
15 quần yếm 13,6% Miễn*, 12,2%(AU)
16 quần áo bơi 13.6% Miễn**, 15,5%(AU),
12,2%(JO)
17 tất các loại 13,5% Miễn*, 15,5%(AU)
18 áo sweater chất liệu sợi nhân
tạo 16% Miễn*, 15,5%(AU)
19 áo sweater chất liệu bông 5% Miễn*, 4,5%(AU) 20 váy chất liệu bông và sợi nhân
tạo 11,5% Miễn*, 10,3%(AU)
Nguồn: Danh mục điều hoà thuế quan Hoa Kỳ 2005 Cục Hải quan Hoa Kỳ
* Canada, Mêxicô, Israel, Chilê, Singapore, Jocdany ** Canada, Mêxicô, Israel, Chilê, Singapore
Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại song phương, Hoa Kỳ đã cho hàng hoá của Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) thấp hơn rất nhiều mức thuế Non – MFN. Nhưng Việt Nam vẫn chưa được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập như các nước Canada, Mêxicô... hàng dệt may của các nước này nhập vào Hoa Kỳ phần lớn là được miễn thuế. Chính vì vậy thuế quan chính là rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chịu các mức thuế trong khoảng từ 0% đến khoảng 30%. Các mặt hàng làm từ tơ tằm chịu mức thuế rất thấp phần lớn các mặt hàng này được miễn thuế. Trong khi đó các mặt hàng làm từ len hay lông thú chịu mức thuế rất cao và thường mặt hàng này hay chịu cách đánh thuế gộp. Còn mặt hàng làm bằng chất cotton hay sợi nhân tạo thường chịu mức thuế từ 8% đến 16%.