Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 104 - 113)

a) Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tư vấn pháp luật

Hoa Kỳ là một trong những nước có hệ thống pháp luật phức tạp và các quy định tiêu chuẩn rất chặt chẽ. Vì vậy mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể cập nhật và hiểu rõ được. Để các doanh nghiệp tự tìm hiểu và có thể vận dụng các điều luật, quy định phức tạp như vậy vào thực tiễn kinh doanh với Hoa Kỳ phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như những rắc rối không cần thiết khi vướng phải. Mặt khác, tại Hoa Kỳ bất cứ trục trặc hay tranh chấp nào đều được giải quyết bằng toà án. Người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ rất tin tưởng vào luật sư và phán quyết của toà án. Chính vì vậy cần nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức luật sư của Việt Nam trong công tác tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của Nhà nước về việc thành lập và

quy chế hoạt động của các tổ chức và cá nhân hành nghề tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn về pháp luật Hoa Kỳ nói riêng.

Thứ hai, để đối phó với những rào cản mới của Hoa Kỳ, cần phải có hiện

hỗ trợ thủ tục pháp lý và điều kiện kinh tế ban đầu để các luật sư hay tổ chức tư vấn Việt Nam có thể sang Hoa Kỳ thực thi các công việc.

Thứ ba, Nhà nước cần tuyển chọn những luật sư Việt Nam có phẩm chất

đạo đức, có năng lực chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ để gửi đi đào tạo ở nước ngoài nhằm bổ sung thêm các trọng tài kinh tế có đẳng cấp quốc tế tham gia giải quyết một cách có hiệu quả trong việc các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với Hoa Kỳ nói riêng

b) Hoàn thiện hoạt động hệ thống ngân hàng

Ngoài dịch vụ pháp lý ra còn có rất nhiều dịch vụ đóng một phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó không thể không nói đến dịch vụ tài chính ngân hàng.

Đây là một dịch vụ giúp các công ty nhập khẩu của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thanh toán tiền hàng cho nhau mà không phải gặp trực tiếp. Hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thường yêu cầu phía Hoa Kỳ thanh toán theo phương thức L/C không huỷ ngang. Theo phương thức thanh toán này, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu một ngân hàng của mình trả cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam một khoản tiền cố định hoặc chấp nhận hối phiếu do phía Hoa Kỳ ký phát trong phạm vi số tiền đó khi xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp. Sử dụng phương thức thanh toán này rất an toàn và tiện lợi nhưng đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải có sự phối kết hợp với các ngân hàng của Hoa Kỳ. Chính vì vậy phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực tập tại Tập đoàn dệt may Việt Nam và tìm hiểu về Hoa Kỳ em nhận thấy Hoa Kỳ là một thị trường lớn và tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng đây cũng là một thị trường với nhiều rào cản mà các doanh nghiệp muốn xuất khẩu được phải vượt qua.

Luận văn tốt nghiệp của em đã đi sâu nghiên cứu về các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua và dự đoán xu hướng phát triển của các rào cản trong thời gian tới. Đề tài cũng phân tích, đánh giá tác động của các rào cản này với Việt Nam, và đề xuất kiến nghị, giải pháp để vượt qua được các rào cản đó.

Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập vào WTO, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sắp trở thành quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam cũng thay đổi rất nhiều. Các cơ quan Nhà nước và Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phát huy vai trò của mình để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua được các rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải không ngừng cập nhật thông tin về các chính sách thương mại của Hoa Kỳ, cũng như các rào cản đối với hàng dệt may của nước này để có thể xuất khẩu thành công và chiếm thị phần ngày càng nhiều tại một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới này.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAFA Hiệp hội dệt may và da giầy Hoa Kỳ AAMA Hiệp hội may Hoa Kỳ

ADP Hiệp định chống bán phá giá

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

ASTM Hiệp hội Hoa Kỳ về kiểm tra và nguyên liêu ATC Hiệp định hàng dệt may

CPSA Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng

CPSC Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ EU Liên minh châu Âu

FTC Uỷ ban Thương mại liên bang

GATT Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

HTS Danh mục điều hoà thuế quan Hoa Kỳ ILO Tổ chức lao động quốc tế

MFA Hiệp định đa sợi MFN Quy chế tối huệ quốc

MID Quy định ghi mã số nhà sản xuất

NTR Quy chế quan hệ thương mại bình thường

PNTR Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn PTO Cơ quan bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại RoO Hiệp định về nguyên tắc xuất xứ của WTO SA

8000

Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SAI Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế

SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng TBT Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại UCC Luật thương mại đồng bộ

USITC Uỷ ban Thương mại quốc tế tại Hoa Kỳ Vinatex Tập đoàn dệt may Việt Nam

WRAP Tiêu chuẩn trách nhiệm toàn cầu trong sản xuất hàng may mặc WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 1997 – 2001...34 Bảng 2.2: Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ từ 2002 – 2005...35 Bảng 2.3:Biểu thuế quan điều hoà của Hoa Kỳ với một số mặt hàng dệt may

Bảng 2.4: Tổng nguồn hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2006...49 Biểu đồ 2.1: Thị phần hàng dệt may các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2005 tính theo khối lượng...33 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam của toàn ngành và của Vinatex sang thị trường Hoa Kỳ...36 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 phân theo chất liệu...37 Biểu đồ 2.4:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Báo công nghiệp Việt Nam – Hiệp hội dệt may Việt Nam (2003), Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

(2) Bộ Thương Mại – PGS.TS Nguyễn thị Mơ (2002); Tìm hiểu về chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực; Hà Nội.

(3) Bộ Thương Mại – Trung tâm thông tin thương mại, chuyên ngành dệt may, Tạp chí thông tin thương mại các số từ tháng 1/2004 đến tháng 2/2006. (4) Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại, PGS.TS Đinh Văn Thành

(2005); Rào cản trong thương mại quốc tế; Nhà xuất bản thống kế, Hà Nội. (5) Bruce W. Jentleson (2004); Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ động cơ của sự

lựa chọn trong thế kỷ 21(American foreign polisy the dynamies of choice in the 21st century); Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

(6) GS.TS Võ Thanh Thu (2003); Quan hệ kinh tế quốc tế; Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

(7) Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005); Xuất khẩu sang Hoa Kỳ những điều cần biết, Hà Nội

(8) Trung tâm nghiên cứu phát triển Investconsult – Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ (2002); Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh; Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nôi.

(9) TS. Hồ Sỹ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003); Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ; Nhà xuất bản thông kê, Hà Nội.

(10) TS. Nguyễn Hữu Khải (2005); Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế; Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.

(11) TS Vũ Thị Bạch Tuyết (2003); Các rào cản thương mại quốc tế mới; Tạp chí tài chính số 11/2003.

(12) Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2003); Thuế – thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu; Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I...4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY...4

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY...4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về xuất khẩu hàng dệt may...4

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may...5

1.1.3 Lợi ích và các nhân tố ảnh hưởng trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam...7

1.2 RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY...12

1.2.1 Khái niệm và phân loại rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may...12

1.2.2 Tác dụng của các rào cản...24

1.3 KINH NGHIỆM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ...27

1.3.1 Trung Quốc...28

1.3.2 Một số nước ASEAN...29

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam...31

CHƯƠNG II...33

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN HOA KỲ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM...33

2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ...33

2.1.1 Thị trường Hoa Kỳ...33

2.1.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ...35

2.2 CÁC RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ...41

2.2.1 Rào cản thứ nhất: Hàng rào thuế quan...41

2.2.2 Rào cản thứ hai: Các biện pháp hạn chế định lượng...46

2.2.3. Rào cản thứ ba: Các tiêu chuẩn và quy định liên quan tới người tiêu dùng và người lao động...54

2.2.4 Rào cản thứ tư: Các quy định về xuất xứ, nhãn mãc, nhãn hiệu hàng hoá...60

2.2.5 Rào cản thứ năm: Các biện pháp thương mại tạm thời...69

2.2.6 Rào cản thứ sáu: Các rào cản khác...71

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM...76

2.3.1 Rào cản của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam gồm rất nhiều loại...76

2.3.2 Rào cản của Hoa Kỳ rất phức tạp...77

2.3.3 Rào cản của Hoa Kỳ ở mức cao...77

CHƯƠNG III...79

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ...79

3.1 DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC RÀO CẢN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM...79

3.1.1 Rào cản thuế quan có khả năng giảm nhưng không nhiều...79

3.1.2 Các quy định tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn lao động ngày càng tăng...80 3.1.3 Các quy định bảo vệ người tiêu dùng ngày càng nhiều và được lồng ghép trong nhiều

3.1.5 Rào cản từ các biện pháp thương mại tạm thời ngày càng khắt khe hơn...83

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM VƯỢT RÀO CẢN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO HOA KỲ...84

3.2.1 Kiến nghị về phía Nhà nước...84

3.2.2 Giải pháp về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam...94

3.2.3 Giải pháp với doanh nghiệp...100

3.2.4 Các giải pháp khác...104

KẾT LUẬN...107

TÀI LIỆU THAM KHẢO...110

Một phần của tài liệu Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w