Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị tr−ờng và dự báo thị tr−ờng
Trong thời gian tới, để nâng cao hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu, công ty cần hoàn thiện công tác nghiên cứu thị tr−ờng trên những ph−ơng diện sau:
- Tr−ớc hết bộ phận nghiên cứu và phát triển thị tr−ờng của công ty phải luôn cập nhật thông tin về tình hình cung cầu, giá cả hàng nông sản trong n−ớc và thế giới. Thông tin có thể thu thập đ−ợc từ nhiều nguồn khác nhau nh−ng quan trọng là phải xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin có chọn lọc, chính xác và nhanh chóng.
- Trên cơ sở những số liệu và thông tin thu thập đ−ợc, công ty cần sử dụng những công cụ định l−ợng cụ thể nh− hàm hồi quy, t−ơng quan để dự báo những xu h−ớng chuyển biến trên thị tr−ờng. Từ đó sẽ xác định đ−ợc đâu là thị tr−ờng mục tiêu để thúc đẩy xuất khẩu.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức nghiên cứu thu thập thông tin thị tr−ờng n−ớc ngoài chuyên nghiệp để có đ−ợc những thông tin cập nhật từ đó đ−a ra các quyết định xuất khẩu kịp thời. Hiện nay, Công ty th−ờng xuyên cập nhật thông tin từ Cục xúc tiến th−ơng mại, Sở th−ơng mại. Ngoài ra, còn một số tổ chức cung cấp thông tin về thị tr−ờng n−ớc ngoài khác mà Công ty nên quan hệ là: Phòng th−ơng mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG), Viettranet, mạng Eximpro.com của VASC…
- Đối với các thị tr−ờng mục tiêu nh− thị tr−ờng Châu á (chủ yếu là thị tr−ờng ASEAN và Nhật Bản), thị tr−ờng Châu Âu (chủ yếu là Đông Âu), đặc biệt thị tr−ờng Mỹ đ−ợc đánh giá là thị tr−ờng đầy tiềm năng của Công ty… Công ty cần thiết lập đội ngũ Marketing nghiên cứu thật kỹ sở thích, đặc tính tiêu dùng, khả
năng tiêu thụ, cơ sở kinh tế, pháp lý của thị tr−ờng này để xác lập đ−ợc ph−ơng án tạo nguồn thích hợp. Công ty cần tổ chức lớp học bồi d−ỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác này, có chính sách tuyển chọn một cách kỹ l−ỡng và hiệu quả. Cán bộ làm công tác Marketing phải nhạy bén, năng động, biết phân tích các tình huống trên thị tr−ờng một cách chính xác để có ph−ơng án kinh doanh phù hợp.
- Thông qua các chi nhánh đặt tại n−ớc ngoài (chi nhánh tại Hungari, Thái Lan, Nam Phi… Công ty có thể xúc tiến việc trao đổi tiếp xúc với các bạn hàng tại thị tr−ờng đó. Công ty nên thành lập thêm nhiều chi nhánh khác (nh− ở Nga, Hoa Kỳ…) để duy trì sự hiện diện của mình trên thị tr−ờng quốc tế, quan hệ th−ờng xuyên với các tổ chức, các doanh nghiệp tại các thị tr−ờng này để qua đó khuếch tr−ơng hoạt động của mình, đồng thời lập đ−ợc những chiến l−ợc mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khi công tác nghiên cứu thị tr−ờng và dự báo thị trr−ờng đ−ợc hoàn thiện sẽ giúp cho công ty đ−a ra đ−ợc những quyết định về h−ớng đi đúng đắn đối với từng thị tr−ờng ở từng thời điểm nhất điểm, từ đó có kế hoạch tạo nguồn và mua hàng nông sản thích hợp.
Xây dựng chiến l−ợc và kế hoạch tạo nguồn hàng nông sản hợp lý
Xây dựng chiến l−ợc và kế hoạch tạo nguồn hàng phải dựa trên cơ sở của công tác nghiên cứu thị tr−ờng, sự cân nhắc các yếu tố trong n−ớc và bản thân Công ty. Để xây dựng chiến l−ợc đúng đắn, Công ty cần có sự phân tích kỹ l−ỡng các mặt mạnh, mặt yếu và các cơ hội có thể có của Công ty trong thời kỳ tiếp theo.
Một chiến l−ợc tạo nguồn hàng xuất khẩu hợp lý trên cở sở phối hợp các yếu tố của môi tr−ờng bên trong (tất cả các yếu tố nội bộ mà Công ty có thể kiểm soát đ−ợc) và môi tr−ờng bên ngoài của Công ty, đáp ứng đ−ợc tối đa nhu cầu thị tr−ờng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh, sẽ định h−ớng cho kinh doanh xuất khẩu nông sản của Công ty, tạo ra sự phân phối nhịp nhàng uyển chuyển giữa các bộ phận, từ đó tạo ra sức mạnh để thực hiện các mục tiêu đã định, nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo nguồn hàng.
Chiến l−ợc tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty nên tập trung vào việc đầu t− xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến, các kho vận tại các vùng sản xuất chuyên canh, có mạng l−ới giao thông thuận lợi nh− Tây Nguyên, Miền Nam, các tỉnh miền núi phía Bắc… để một mặt tận dụng đ−ợc lợi thế về nguyên liệu sẵn có, mặt khác đảm bảo cho việc bảo quản và vận chuyển hàng nông sản đ−ợc thuận lợi. Đồng thời cần mở rộng danh mục, nâng cao chất l−ợng các mặt hàng nông sản đ−ợc sản xuất, chế biến phục vụ xuất khẩu tại Xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội.
Tr−ớc mắt, hoạt động tạo nguồn của Công ty sẽ ch−a đảm bảo đ−ợc mục tiêu lợi nhuận do việc đầu t− vào các máy móc, công nghệ kỹ thuật phục vụ sản xuất đòi hỏi l−ợng vốn lớn và thu hồi trong thời gian dài. Vì vậy, trong chiến l−ợc tạo nguồn, Công ty cần đề ra cụ thể thời gian thu hồi vốn cố định và mức lợi nhuận dự kiến đạt đ−ợc trong các năm tiếp theo để từ đó có thể triển khai hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu một cách có hiệu quả.
Đa dạng hoá các hình thức tạo nguồn
Hiện nay, Công ty mới chỉ thực hiện hai hình thức tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu là tự sản xuất, khai thác và đem nguyên liệu gia công sản phẩm. Để mở rộng hình thức tạo nguồn Công ty có thể thực hiện liên doanh, liên kết hoặc đầu t− cho các cơ sở sản xuất, chế biến. Mặc dù hai hình thức này có đôi chút mạo hiểm do giá trị đầu t− lớn, giá trị mặt hàng không cao mà lại phải mất một thời gian dài mới thu đ−ợc vốn, tuy nhiên chúng lại hết sức cần thiết khi mà các cơ sở sản xuất, chế biến mà Công ty quan hệ đều ở trong tình trạng thiếu vốn, phân bón, giống…, nghèo nàn, lạc hậu về cơ sở vật chất cũng nh− kỹ thuật canh tác, chế biến; sản phẩm chủ yếu ở dạng thô và sơ chế, khó có thể tạo ra các mặt hàng có hàm l−ợng chế biến cao, chất l−ợng tốt. Ví dụ: các cơ sở sản xuất lạc ở Thanh Hoá, Nghệ An vẫn ch−a có đủ các máy móc cần thiết để tách vỏ lạc, phơi sấy, bảo quản; các cơ sở sản xuất gạo ở Thái Bình cũng ch−a có đủ công nghệ đánh bóng, tách hạt… đảm bảo có đ−ợc mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên sau khi mua hàng của các cơ sở này, Công ty vẫn phải đem thuê gia công chế biến lại. Do đó, Công ty có thể liên
doanh, liên kết với các cơ sở này hoặc đầu t− vốn, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở sản xuất, chế biến, đầu t− giống, phân bón cho nông dân… để tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có chất l−ợng cao, ổn định, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nâng cao chất l−ợng sản phẩm
Nâng cao chất l−ợng sản phẩm thông qua việc tuyển chọn bộ giống tốt, phổ cập kiến thức, quy trình sản xuất tiên tiến và cách thức bảo quản, chế biến hàng nông sản cho nông dân.
Trong việc đầu t− giống cho nông dân, nếu lựa chọn giống tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, khác biệt hoá sản phẩm, tạo vị thế trên tr−ờng quốc tế. Ví dụ: nếu xuất khẩu sang Nhật, nên cung cấp cho nông dân các giống cây của Nhật. Bởi các sản phẩm đ−ợc tạo ra từ các giống cây này sẽ đ−ợc ng−ời Nhật −a chuộng hơn.
Tuy nhiên, việc tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu, sinh thái với từng loại giống, kể cả giống nội và ngoại nhập là công việc cần phải tiến hành một cách đồng bộ, dựa trên sự đầu t− kỹ thuật, vốn của Công ty.
Ví dụ đối với việc nhân giống chè:
Vùng thấp: có độ cao d−ới 100m so với mực n−ớc biển là vùng sản xuất chè chủ yếu, có tiềm năng sản xuất cao, nên phát triển sản xuất các giống chè có năng suất cao là chính nhằm tăng khối l−ợng nguồn hàng xuất khẩu (đặc biệt là chè đen)
Vùng giữa: có độ cao 100-1000m, hình thành 2 tiểu vùng:
+ Vùng núi thấp: có độ cao 100 – 500m, nên phát triển các giống vừa có năng suất cao, vừa có chất l−ợng giành cho chế biến các mặt hàng chè đen cao cấp.
+ Vùng núi cao: có độ cao lớn hơn 1000m, phát triển các giống chè Shan núi cao để chế biến các mặt hàng đặc cấp.
Với các giống chè ngoại mới nhập nội cần chú ý đến đặc điểm sinh thái từng loại giống để bố trí trồng tại những vùng có khí hậu và thổ nh−ỡng thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất nh−:
+ Giống Yabukita của Nhật Bản nên trồng ở vùng ẩm, có độ cao d−ới 800m + Giống Ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn X−ơng của Đài Loan có thể trồng đại trà, nh−ng thích hợp nhất vẫn là những vùng cao.
+ Giống Bát Tiên của Trung Quốc rất thích hợp với vùng đất ẩm và cao nh−ng vẫn phát huy hiệu quả khá ở vùng trung du.
+ Bốn giống chè mới của vùng Assam, Dajijing – ấn Độ có thể trồng đại trà ở các vùng khác nhau.
Cần đào tạo cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu chuyên ngành trình độ cao, có khả năng phổ cập kiến thức làm v−ờn – quy trình sản xuất tiến tiến tới ng−ời nông dân – những ng−ời sẽ trực tiếp tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Tuỳ theo từng yêu cầu của mỗi vùng chuyên canh xuất khẩu mà tiến hành sản xuất theo các ph−ơng thức khác nhau. Nh−ng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên ràng buộc ng−ời nông dân vào các hợp đồng kinh tế. Trách nhiệm và quyền lợi của họ với sản phẩm cuối cùng sẽ đ−ợc đảm bảo theo những điều khoản chất l−ợng, số l−ợng… trong hợp đồng. Hay nói cách khác, họ sẽ h−ởng những gì xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Nh− vậy, mặt hàng nông sản xuất khẩu chắc chắn có chất l−ợng cao, chủng loại phong phú.
Để khâu chế biến và bảo quản đ−ợc thực hiện đúng yêu cầu thị tr−ờng mục tiêu, thì ngay từ khâu thu hái, Công ty phải huấn luyện cho ng−ời nông dân các công nghệ thu hái đúng độ chín, không để xây xát dập nát, không làm gẫy cành gây ảnh h−ởng cho đợt ra hoa kết trái tiếp theo. Trong khâu vận chuyển cũng phải đảm bảo làm h− hỏng ít nhất. Tại cơ sở chế biến, ng−ời nông dân phải làm sạch sản phẩm bằng các thiết bị cơ giới, bán cơ giới hoặc tự động, và cuối cùng làm sạch bằng loại thuốc sát trùng đ−ợc phép sử dụng.
Hoàn thiện và phát huy tối đa các cơ sở vật chất hiện có của Công ty, đặc biệt là việc đầu t− khai thác có hiệu quả khu đất có diện tích 66 ha tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội với dự án xây dựng khu Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội. Xây dựng hoàn chỉnh xí nghiệp chè, xí nghiệp đồ hộp rau quả thuộc xí nghiệp Liên hiệp Chế biến Thành phố Hà Nội. Tiếp tục kêu gọi các nguồn vốn đầu t− của
nhà n−ớc, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các Công ty cổ phần… để đảm bảo nguồn vốn cho việc xây dựng này, đồng thời tạo điều kiện cho việc mua sắm các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà máy, xí nghiệp này.