Hoạt động tạo nguồn:
Do Công ty xây dựng chiến l−ợc tạo nguồn hàng xuất khẩu muộn và một số các xí nghiệp sản xuất trong các dự án này vẫn ch−a hoàn thiện. Trong những năm tiếp theo, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Thành phố, các Sở, Ban, ngành... sau khi các xí nghiệp này hoàn thiện, hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu của Công ty chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.
Chiến l−ợc tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty mới chỉ tập trung vào cụm công nghiệp Hapro ở Gia Lâm, ch−a có chiến l−ợc đầu t− xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến khác cũng nh− xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản ở các vùng chuyên canh.
Công ty còn ngần ngại liên doanh, liên kết hoặc đầu t− cho cơ sở sản xuất, chế biến để sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vì vốn đầu t− ban đầu cho việc gieo trồng và sản xuất mặt hàng này rất lớn, giá trị mặt hàng không cao, phải mất một thời gian dài mới thu đ−ợc vốn mà sự ràng buộc pháp lý đối với các cơ sở liên doanh, liên kết, các cơ sở mà Công ty đầu t− vốn lại không cao, khả năng huỷ hợp đồng vẫn có thể xảy ra.
Hoạt động mua hàng:
Hầu hết các cơ sở chế biến hàng nông sản mà Công ty quan hệ đều có ph−ơng tiện chế biến thô sơ, lạc hậu nên năng suất thấp, chất l−ợng không cao, hàng hoá chủ yếu ở các dạng thô hoặc mới qua sơ chế. Đây cũng là tình trạng chung của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, Công ty lại không có các ph−ơng tiện, máy móc hiện đại để có thể chế biến các mặt hàng này thành các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu nhất định, do đó mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc mới qua sơ chế.
Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ mặt hàng của Công ty còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, một số cán bộ còn ch−a thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, ch−a sâu sát với thực
tế khiến cho hoạt động mua hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khâu kiểm tra chất l−ợng hàng mua nên mới dẫn đến tình trạng hàng xuất khẩu không đạt chất l−ợng yêu cầu và bị trả lại. Mặt khác, khả năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ nghiệp vụ, khả năng đấu tranh giành chất l−ợng hàng hoá, năng lực thực hiện hợp đồng khi giá cả có biến động còn ch−a cao.
Nghị định 57 CP đã mở rộng tối đa quyền trực tiếp xuất khẩu cho mọi doanh nghiệp làm tăng số l−ợng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu dẫn đến việc cạnh tranh mạnh mẽ, cạnh tranh không lành mạnh. Công ty phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác trong n−ớc. Thêm vào đó, do cơ chế mua hàng nông sản xuất khẩu với các cơ sở chế biến và các đối tác mua bán trung gian của Công ty còn ch−a chặt chẽ, ch−a tạo đ−ợc mối quan hệ bền chặt, vững chắc với các cơ sở này nên dẫn đến việc các cơ sở chế biến, các đối tác mua bán trung gian bán hàng cho các doanh nghiệp khác khi giá lên cao. Ngoài ra, trong một số tr−ờng hợp, việc huỷ hợp đồng của các cơ sở này còn là do sự chênh lệch về giá trên thị tr−ờng của các mặt hàng nông sản mà Công ty mua giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng quá lớn, nếu thực hiện hợp đồng các cơ sở này sẽ phải chịu lỗ cao.
Chi phí mua hàng nông sản xuất khẩu của Công ty cao là do các chân hàng của Công ty kéo dài từ Bắc vào Nam nên chi phí đi lại, chi phí quản lý… cao làm tăng chi phí mua hàng. Ngoài ra, chi phí tăng cao còn là do có nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn, hàng phải đ−ợc mua từ nhiều vùng, nhiều địa ph−ơng mới đảm bảo số l−ợng và chất l−ợng theo hợp đồng.
Ch−ơng III - Giải pháp tạo nguồn và mua hàng nông sảN Xuất khẩu ở Công ty Sản Xuất- Dịch vụ
và Xuất nhập khẩu Nam Hà nội