Hoạt động tạo nguồn:
Với tinh thần trách nhiệm cao và sự tận tuỵ hết mình đối với công việc, Phòng Đối ngoại và Phòng Khu vực thị tr−ờng đã nghiên cứu một cách chính xác đầy đủ các thông tin về thị tr−ờng và tiềm lực của Công ty, giúp cho việc lập dự án đầu t− đ−ợc nhanh chóng, chính xác, đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến l−ợc tạo nguồn hàng của Công ty. Việc xây dựng Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro nói chung và xây dựng Xí nghiệp Liên hiệp Chế biến Thực phẩm Hà Nội, Xí nghiệp chè, Xí nghiệp Kho Vận H−ng Yên nói riêng là một b−ớc đi hoàn toàn đúng đắn nhằm thực hiện chiến l−ợc tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty.
Công ty cũng đã quản lý tốt việc triển khai các dự án đầu t−, do đó đảm bảo đúng tiến độ thi công và thời gian hoàn thành các dự án.
Mặc dù chiến l−ợc tạo nguồn của Công ty mới đ−ợc lập và thực hiện từ năm 2002, song giá trị nguồn hàng có đ−ợc từ hoạt động này của năm 2003 đã tăng hơn so với năm 2002 là 7.674 triệu đồng (năm 2002 đạt 6.329 triệu đồng, năm 2003 đạt 14.003 triệu đồng). Đặc biệt, dự án xây dựng xí nghiệp Liên hiệp chế biến thực phẩm Hà Nội đã tỏ ra có hiệu quả, chẳng những gia tăng đ−ợc nguồn hàng xuất khẩu về chất l−ợng và khối l−ợng mà còn tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mới, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân.
Công tác huy động vốn đảm bảo cho các dự án tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu của Công ty đ−ợc thực hiện rất hiệu quả. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà n−ớc cấp, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, Công ty đã tích cực huy động vốn từ nguồn nhàn rỗi ngoài xã hội, từ cán bộ công nhân viên, từ các tổ chức tín dụng… bằng cơ chế vay vốn, góp vốn, cổ phần… Do đó, không chỉ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu nói riêng mà chính cơ chế tạo vốn linh hoạt này đã góp phần tạo ra một l−ợng tài sản cố định tự tạo của Công ty có giá trị hàng chục tỷ đồng từ số vốn ban đầu rất ít ỏi.
Đối với các sản phẩm do các đơn vị của Công ty sản xuất, Công ty đã ban hành các quy trình kiểm tra chất l−ợng sản phẩm. Các quy trình này liên tục đ−ợc bổ sung nhằm mục đích đảm bảo chất l−ợng cao nhất và ổn định cho mỗi sản phẩm của mình. Với ph−ơng châm “chất l−ợng hàng hoá là uy tín, danh dự của Công ty”, ngay từ khi b−ớc vào sản xuất, ph−ơng châm đó đã đ−ợc quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty và đặc biệt là cán bộ công nhân viên của các xí nghiệp, điều đó đã tạo ra uy tín lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
Hoạt động mua hàng:
Công ty đã thiết lập đ−ợc một mạng l−ới chân hàng rộng khắp cả n−ớc, quan hệ với nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam, do đó đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hàng nông sản cho xuất khẩu. Mạng l−ới chân hàng của Công ty hiện đ−ợc thiết lập ở hơn 16 tỉnh, thành phố nh−: Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên, Quảng Trị, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc
Công ty đã dựa vào điều kiện khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh của từng vùng lựa chọn đ−ợc những địa điểm tối −u để mua từng loại sản phẩm. Ví dụ: lạc mua ở Nghệ An, Thanh Hoá, Miền Nam. Chè mua tại Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu, Cao Bằng… Gạo mua ở Thái Bình, Phú Thọ…
Các hình thức mua hàng của Công ty t−ơng đối đa dạng: mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký tr−ớc, mua qua đại lý và các trung gian th−ơng mại, nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi, trong đó hình thức mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký tr−ớc chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80% giá trị nguồn hàng đ−ợc mua).
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu có đ−ợc từ hoạt động mua hàng của Công ty ngày càng đ−ợc mở rộng, ngoài những mặt hàng quen thuộc: gạo, lạc, tiêu... đã có thêm những mặt hàng mới nh−: d−ợc liệu, hành đỏ, bột sắn... Do vậy, giá trị nguồn hàng từ hoạt động mua hàng của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Năm 2000: 64.325 triệu đồng, 2001: 90.653 triệu đồng, 2002: 138.824 triệu đồng, 2003: 236.943 triệu đồng.