Về việc tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu 588 Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đấu tư trực tiếp nước ngòai (Trang 46 - 48)

Theo số liệu thống kê cho thấy, trong thời gian qua các doanh nghiệp FDI trong KCN/KCX trên địa bàn cĩ xu hướng tuyển dụng nhân sự như sau:

- Đối với lao động gián tiếp, quản lý: thường do doanh nghiệp cân đối, xem xét và tự tuyển dụng. Các thí sinh trúng tuyển thường phải trải qua những cuộc sát hạch gắt gao từ phía nhà tuyển dụng. Các lao động này nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn do các doanh nghiệp đưa ra thì thường họ là những người rất cĩ năng lực (cĩ thể về mặt lý thuyết), cơng tác tuyển chọn rất cơng tâm và khơng cĩ sự giới thiệu nể vì từ bất kỳ thế lực nào cả.

- Tuy nhiên đối với lao động trực tiếp mà cụ thể là lao động cơng nhân, thì việc tuyển dụng thường thơng qua Trung tâm Dịch vụ Việc làm thuộc Ban Quản lý KCN/KCX. Trung tâm Dịch vụ Việc làm là đơn vị sự nghiệp cĩ thu thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội trực thuộc Ban quản lý cĩ chức năng tuyển chọn, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp Khu chế xuất - Khu cơng nghiệp; phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố để thực hiện dịch vụ dạy nghề, việc làm theo qui định của pháp luật. Đơi lúc cũng thơng qua các kênh tuyển dụng khác như: báo đài, các trung tâm giới thiệu việc làm ở các quận huyện trên địa bàn Thành phố.

Qua khảo sát cho thấy cĩ 10,6% số doanh nghiệp trong KCN/KCX gặp khĩ khăn khi tuyển dụng lao động kỹ thuật mà nguyên nhân chủ yếu là do thị trường lao động tại địa phương cịn thiếu loại nghề mà doanh nghiệp cần tuyển, một số ngành nghề lao động được đào tạo nhưng chưa phù hợp với cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp, thu nhập chưa cao nhưng điều kiện làm việc vất vả (cả về thời gian và cường độ làm việc) nên chưa thực sự cĩ sức hút đối với một số nhĩm nghề, nhất là nghề địi hỏi trình độ cao.

Bảng 23. Tình hình tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp tại các KCN/KCX TP

2001 2002 2003 2004 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) Tổng số lao động được

tuyển dụng, trong đĩ:

33.294 100 49.613 100 44.365 100 49.348 100- Trung tâm DVVL Hepza 14.539 44 23.990 48 17.438 39 17.721 36 - Trung tâm DVVL Hepza 14.539 44 23.990 48 17.438 39 17.721 36 - Doanh nghiệp tự tuyển 5.993 18 14.884 30 7.149 41 22.206 45 - Các kênh khác 12.762 38 10.739 22 19.778 20 9.421 19

Nguồn: Thống kê của phịng quản lý lao động Hepza, 2004.

Nhận xét: Bảng số liệu cho thấy trong cơ cấu tuyển dụng, hình thức tuyển dụng thơng qua

Trung tâm Dịch vụ Việc làm chiếm đại đa số trong giai đoạn đầu. Điều này cĩ tác động hai mặt:

thứ nhất khi được tuyển dụng người lao động đã được trang bị những hiểu biết sơ đẳng về Luật lao động, qui chế làm việc trong KCN/KCX; thứ hai do khi tuyển dụng chỉ dựa trên bộ hồ sơ xin việc (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chuyên mơn nghiệp vụ,…) người lao động đơi khi khơng cĩ cơ hội tiếp cận với thực tế doanh nghiệp và “người” của doanh nghiệp để chứng tỏ

những khả năng tiềm tàng hay các nguyện vọng, giao ước cĩ thể đặt ngay ra trước khi vào làm việc nhằm hạn chế tối thiểu những vướng mắc, thiệt thịi về sau cho người lao động. Tuy nhiên từ khi Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung vào ngày 2/4/2002 và cĩ hiệu lực từ ngày 1/1/2003 thì

đã giao quyền chủ động nhiều hơn cho doanh nghiệp tự tuyển dụng theo nhu cầu hoạt động

ngành nghề của mình. Do đĩ trong những năm gần đây xu hướng các doanh nghiệp tự tuyển dụng lao động cĩ xu hướng tăng lên. Điều này một phần là họ giảm được phí phải trả cho các Trung tâm khi tuyển dụng cho doanh nghiệp (5% trên lương cơ bản của người lao động được tuyển dụng), mặt khác doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm nguồn cung lao động để ổn định sản xuất.

Một phần của tài liệu 588 Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đấu tư trực tiếp nước ngòai (Trang 46 - 48)