Đặc điểm hoạt động và những tồn tại của khu cơng nghiệp/khu chế xuất

Một phần của tài liệu 588 Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đấu tư trực tiếp nước ngòai (Trang 29 - 32)

2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động

Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển với những chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng được cải thiện và nâng cấp, các KCN/KCX tại Thành phố đã phần nào trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư ở trong và ngồi nước đặc biệt là đầu tư nước ngồi. Kim ngạch xuất khẩu đến nay là 5,3 tỉ USD với các thị trường chủ yếu cĩ tỷ trọng lớn là Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan, giải quyết việc làm cho 141.000 người. Nếu phân theo hình thức các chủ dự án đầu tư nước ngồi cĩ thể thấy tình hình như sau:

- Về đối tác đầu tư: cĩ thể minh chứng qua số liệu 5 quốc gia dẫn đầu đầu tư vào KCX, KCN qua bảng sau.

Bảng 11. FDI vào KCX, KCN theo khu vực đến tháng 12/2004

Tình hình đầu tư Stt Quốc gia

Vốn đầu tư (USD) Tỷ trọng trong tổng FDI (%)

1 Nhật Bản 535.326.737 33

2 Đài Loan 347.970.650 21

3 Hồng Kơng 197.867.219 12

4 Hàn Quốc 123.238.999 7,5

5 Hà Lan 98.900.000 6,0

Nguồn: Ban quản lý KCN/KCX Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận xét: Các nhà đầu tư nước ngồi là những đối tượng đầu tư vào các KCN/KCX tập trung

vào giai đoạn đầu khi mới phát triển các khu vực này. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước phát triển trong khu vực, vẫn cịn ít các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Châu Âu đặc biệt là Bắc Âu.

- Về ngành nghề đầu tư: Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào hoạt động sản xuất ở các KCN, KCX cĩ đặc điểm chung là đa ngành đa nghề với định hướng cơ bản là phục vụ xuất. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong KCN/KCX phần lớn hoạt động trong các ngành thu hút nhiều lao động và cĩ tỷ lệ xuất khẩu cao dựa vào ưu thế giá lao động rẻ như các ngành dệt, may mặc, chế biến thực phẩm. Các lĩnh vực lắp ráp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng cũng là những ngành được chú trọng trong khi các ngành cơng nghiệp khác về xây dựng, hố chất, cơ khí cịn

khiêm tốn trong thu hút đầu tư cũng như các dự án cơng nghệ kỹ thuật cao vẫn cịn ít trong các KCN/KCX. Song theo quy hoạch các KCN/KCX tại Thành phố thì trong tương lai sẽ đưa các ngành thâm dụng lao động sang các tỉnh lân cận, các ngành mà Thành phố quan tâm phải càng ngày nâng cao hàm lượng cơng nghệ kỹ thuật như các nhà lãnh đạo rất kỳ vọng thu hút các dự án FDI vào khu vực này ở các lĩnh vực mang tính đột phá hơn.

Bảng 12. FDI vào KCX, KCN theo ngành tính đến tháng 12/2004

Stt Ngành nghề Tổng vốn (USD) Tỷ trọng (%)

1 Điện, điện tử 315.008.637 18,94

2 Dệt, may mặc 300.742.337 18,08

3 Cơ khí, ngũ kim 199.718.120 12,01

4 Cao su, nhựa 115.132.649 6,92

5 Gỗ, giấy, bao bì giấy 138.863.322 8,35

6 Thực phẩm, đồ uống 130.828.050 7,87

7 Dụng cụ thể thao 14.280.000 0,08

8 Giày, dép, khuơn giày 118.109.855 7,10

9 Hố chất, dược phẩm 59.458.763 3,58

10 Kim loại (gang, thép…) 25.574.528 1,54

11 Phi kim (gạch, gốm, thuỷ tinh…) 41.174.903 2,48

12 Ngành khác… 204.247.557 12,28

Tổng cộng 1.663.138.721 100,00

Nguồn: Ban quản lý KCN/KCX Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận xét: Các dự án đầu tư vào những ngành nghề thâm dụng lao động như: dệt, may mặc, điện

- điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí. Trong suốt hơn 12 năm qua những ngành này luơn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI tại các KCX, KCN. Điều này cho thấy cĩ sự chuyển dịch cơ cấu ngành thâm dụng lao động – giá nhân cơng cao ở các nước phát triển sang Việt Nam cĩ nguồn lao động dồi dào giá nhân cơng thấp. Đến nay, cơ cấu ngành bắt đầu cĩ sự chuyển dịch từ thâm dụng lao động phổ thơng sang các ngành nghề sử dụng ít lao động và cĩ trình độ chuyên mơn cao như ngành: cơng nghệ phần mềm, sản xuất vi mạch, chíp điện tử, dịch vụ,… Đây cũng là dấu hiện cho thấy các doanh nghiệp FDI sau một thời gian hoạt động, các doanh nghiệp này đã tìm được hướng phát triển mới và dần chuyển đổi cơ cấu ngành để cĩ thể nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Nguyên nhân của thực trạng trên rất nhiều nhưng cĩ thể nĩi rằng chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt nguồn lao động cơng nhân là nhân tố cĩ ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả cũng như ngành nghề trong việc thu hút FDI tại địa phương này.

- Qui mơ dự án: Trong các KCN/KCX cũng cĩ xu hướng giảm tương tự như xu hướng giảm của qui mơ các dự án đầu tư nước ngồi trên phạm vi tồn quốc. Điều này trước hết cho thấy sau giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á, các nhà đầu tư cĩ vẻ khơng “mặn mà” với các dự án qui mơ lớn nữa mà chuyển sang các dự án cĩ qui mơ nhỏ, năng động hơn.

2.1.2.2. Những hạn chế của KCN/KCX dưới gĩc độ thu hút FDI

Như trên đã phân tích và nhận định, thu hút FDI vào các KCN/KCX bên cạnh những thành tựu đĩng gĩp khơng nhỏ cho cơng cuộc CNH – HĐH của Thành phố, cũng cĩ thể chú ý đến những hạn chế nhất định về hiệu quả hoạt động của khu vực FDI trong KCN/KCX. Với cơ cấu ngành nghề như đang đầu tư trên thực tế, các KCN/KCX với chức năng chỉ gia cơng chế tác xuất khẩu đã phát triển đến giai đoạn địi hỏi nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo năng lực phát triển mới để hồ nhập với xu thế chung của KCX thế giới. Sự chuyển hướng chiến lược này cịn quá chậm, nếu khơng sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KCN/KCX của Việt Nam.

Tuy nhiên, về cơ bản các cơng nghệ phổ biến hiện nay ở các KCN/KCX vẫn nằm ở trình độ trung bình hoặc thấp so với thế giới. Điều này được thể hiện ở năng lực xuất khẩu trên đầu người thấp: 8.711USD so với 140.000USD ở các KCN/KCX tại Đài Loan. Nhìn chung do mặt bằng cơng nghệ của cả nước thấp nên các cơng nghệ loại 2 và 3 đĩ vẫn được đánh giá cao hơn mức bình thường. Bên cạnh đĩ do tình hình chất lượng đào tạo của Thành phố thấp, thiếu lao

động đã được đào tạo cả lao động giản đơn và lao động đã cĩ tay nghề làm cho các nhà đầu tư

nước ngồi chưa sẵn lịng chuyển giao cơng nghệ hiện đại cũng như đầu tư vào những ngành sử dụng hàm lượng chất xám cao.

Tĩm lại, Việc hình thành và phát triển các KCN/KCX vừa là một nội dung, vừa là kết

quả của quá trình CNH – HĐH đất nước. CNH, HĐH là con đường cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân cơng lại lao động, tạo nhiều việc làm mới, đồng thời là quá trình phát triển văn hố, xã hội một cách đồng bộ trên từng địa bàn như TP.HCM và trong cả nước.

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng trên thực tế các KCN/KCX tại TP.HCM hầu như chưa hồn thành được những mục tiêu như mong đợi. Nhìn từ gĩc độ hiệu quả kinh tế các KCN/KCX chưa thu hút được đầu tư từ các cơng ty xuyên quốc gia (TNCs) nắm giữ cơng nghệ nguồn, sản xuất những sản phẩm cĩ hàm lượng chất xám cao và vốn đầu tư cho phát triển khoa học – cơng nghệ, tạo động lực cho các KCN/KCX cịn rất hạn hẹp. Tuy nhiên trong suốt quá trình phát triển trong các KCN/KCX của TP.HCM cho thấy giai đoạn đầu thu hút đầu tư chủ yếu là các ngành dệt, may, lắp ráp điện tử nhưng càng về sau đầu tư FDI hướng vào các lĩnh vực như đúc chính xác, cơ khí, sản xuất phụ tùng, hộp số tự động ơ tơ, sản xuất cáp điện, sản xuất linh

kiện điện tử kể cả sản xuất “chip” điện tử ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm lẫn kim ngạch xuất khẩu. Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đứng trên gĩc độ chủ quan chúng ta thấy rằng xu hướng này đang đặt ra một yêu cầu cấp bách về nguồn lao động chất lượng cao sẵn cĩ để đáp ứng và nắm bắt những cơ hội đầu tư mang tính chiến lược, mục tiêu đã định.

2.2. Thực trạng lao động cơng nhân tại các Khu cơng nghiệp/Khu chế xuất TP.HCM

Cùng với cả nước TP.HCM là một trong những địa phương tiên phong trong cơng cuộc cơng nghiệp hĩa, hiện đại hố. Cơ hội để phát triển rất nhiều nhưng thử thách cũng khơng kém phần khắc nghiệt. Rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ bằng con đường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người là con đường ngắn nhất để tạo ra sức cạnh tranh trong mơi trường kinh doanh quốc tế đặc biệt là trong trào lưu của nền kinh tế tri thức. Thật vậy, bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù cĩ quy mơ lớn đến đâu, hoạt động trong lĩnh vực nào thì tầm quan trọng của yếu tố con người là một thực thể hiển nhiên khơng thể phủ nhận được. KCN/KCX là một mơ hình tuy đã cĩ rất lâu trên thế giới nhưng vẫn cịn rất mới mẻ tại Việt Nam mà cụ thể là TP.HCM. Với mục đích ban đầu là hình thành một khu vực thuận lợi nhằm thu hút đầu tư đặc biệt là FDI, thơng qua đĩ sẽ giải quyết cơng ăn việc làm cho một lực lượng đơng đảo lao động địa phương. Thực tế cho thấy trên 12 năm hoạt động các KCN/KCX đã thu hút, sử dụng và đào tạo nâng cao tay nghề cho số lớn lao động được tuyển dụng. Tuy nhiên so với nhu cầu cần sử dụng lao động tại các KCN/KCX tại TP.HCM năm thì việc cung ứng lao động mới chỉ đáp ứng khoảng 70%. Khan hiếm nhiều nhất là lao động cho ngành may mặc chỉ đạt 30% nhu cầu tuyển dụng, chế biến thực phẩm và gia giầy chỉ khoảng 35%. Một số phân tích các khía cạnh sau nhằm làm rõ về vấn đề đang được nêu ra ở trên.

Một phần của tài liệu 588 Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đấu tư trực tiếp nước ngòai (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)