Nguồn lao động cơng nhân theo như trình bày và phân tích ở chương 1 bao gồm đầy đủ hai khía cạnh là số lượng và chất lượng lao động. Nếu như số lượng lao động cơng nhân hiện đang thiếu trầm trọng thì nguyên nhân sâu xa do khơng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng. Lao động cĩ tay nghề trong các khu chiếm khoảng 11%. Tình hình chung hiện nay tuy với mức độ khác nhau, các ngành sản xuất đều “đĩi lao động đúng chuẩn”. Thực chất là tay nghề tạo ra chưa bao quát hết nhu cầu, đồng thời kỹ năng được đào tạo cĩ nhược điểm nổi bật là chưa theo kịp tiến độ kỹ thuật cơng nghệ của thế giới và rất yếu về thực hành. Hay nĩi cách khác một số lượng lớn lao động vừa dơi ra (thừa) nhưng lại thiếu là do chất lượng của lực lượng này đang bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Chất lượng lao động là nhân tố mang tính chất quyết định, đột phá làm cho lao động cĩ năng suất cao hơn, là địn bẩy thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bởi vì trong nền kinh tế thị trường và mở cửa người ta quan tâm chủ yếu đến chất lượng lao động chứ khơng phải là khai thác số lượng lao động.
Thực tế chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN/KCX. Các dự án đầu tư thu hút vào các KCN/KCX ở các địa phương cĩ nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, cơng nhân cĩ tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt, song đa số các nơi chưa đáp ứng được. Đáng quan tâm là TP.HCM – nơi cĩ nhiều KCN/KCX cũng như là địa phương đi đầu trong thu hút FDI thời gian qua. Để cĩ nhìn nhận đầy đủ về thực trạng này, tác giả lần lượt phân tích chất lượng lao động cơng nhân dưới các tiêu chí sau.