Giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 172 - 175)

- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô

CÁC GIẢI PHÁP VAØ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGAØNH GỖ VAØ ĐỒ GỖ

1.4. Giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp

doanh nghiệp

Muốn duy trì được sự phát triển cao và bền vững của sản phẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trường Mỹ, không có cách nào khác ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gỗ nội thất Việt Nam. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp phải nâng cao được năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ do đó rất khó đáp ứng được yêu cầu đặt hàng với số lượng lớn và giao hàng nhanh của thị trường Mỹ. Nâng cao được năng lực sản xuất kinh doanh có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững được trên thị trường rất rộng lớn và cũng đầy rủi ro này. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, và hơn thế, các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn, tích cực hơn nữa trong việc tìm cách nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của chính bản thân mình.

Mục tiêu đề xuất giải pháp:

Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam

1.4.1. Ở cấp độ vĩ mô

Nhà nước cần có các chính sách về vốn tín dụng và lãi suất phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

- Cho phép các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả nhưng gặp khó khăn về vốn được dùng tài sản thế chấp là máy móc, thiết bị, nhà xưởng hình thành từ vốn vay để vay vốn hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc áp dụng lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu bằng ½ lãi suất cho vay ưu đãi đầu tư, mức và thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được các thị trường tiềm năng.

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

1.4.2. Ở cấp độ vi mô

Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có chiến lược, kế hoạch dài hạn khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Chiến lược doanh nghiệp nên được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển ngành của Hiệp hội đề ra nhằm đảm bảo tính thống nhất.

- Mở rộng quy mô sản xuất và nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền sản xuất thông qua các chương trình hỗ trợ của

Chính phủ. Theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP ban hành ngày 01/4/2004, các doanh nghiệp sẽ được quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho vay từ các tổ chức tín dụng cho các dự án đẩu tư.

- Để nâng cao năng lực chế biến gỗ, và xử lý sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thị trường Mỹ, các doanh nghiệp nên đầu tư trang thiết bị máy móc của Mỹ. Thông tin về ngành máy móc thiết bị chế biến gỗ có thể liên hệ Hiệp hội công nghiệp máy, thiết bị chế biến gỗ (Woodworking Machinery Industry Association – WMIA).

- Các doanh nghiệp nên tiến hành quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các hệ thống quản lý sản xuất như JIT (Just In Time) hoặc Lean manufacturing…, dồng thời triển khai ứng dụng các phần mềm đã phát triển rất mạnh trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất vào thập niên 1990 như CAD (Computer-aid Design), PDM (Product Data Management), hoặc ERP (Engineering Resource Planning).

- Các doanh nghiệp nên đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau để sản xuất như mây tre, kim loai, nhựa… Đặc biệt với chất liệu sơn mài, doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra những sản phẩm rất đặc trưng kết hợp giữa kỹ thuật chạm trổ, điêu khắc truyền thống với công nghệ chế biến hiện đại nhằm đáp ứng cho phân khúc thị trường tiêu dùng cao cấp của Mỹ.

- Việc mở rộng quy mô sản xuất có thể bằng hình thức liên kết xuất khẩu giữa hai hay nhiều nhà sản xuất Việt Nam, giúp khắc phục nhược điểm hạn chế về quy mô, đồng thời tận dụng được lợi thế riêng của từng doanh nghiệp trong liên kết.

Hơn thế, liên kết sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau, chuyển từ vị thế đối đầu sang hợp tác cùng phát triển như vậy sẽ giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển lành mạnh hơn. Ở đây, tinh thần hợp tác vì mục tiêu phát triển chung đóng vai trò quan trọng. Hầu hết các công ty mua hàng của Mỹ là những công ty lớn. Họ thường đặt hàng mua với số lượng lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, đúng hạn. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ giúp giải quyết được tình trạng này.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)