- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô
2. Tổng quan ngành gỗ và thị trường gỗ Nhật Bản 1 Quy mô thị trường:
2.6.3. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ
Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu cầu của “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa” và “Luật an toàn sản phẩm”.
Bảng 3.18: Các quy định liên quan đến một số sản phẩm đồ gỗ
Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan
9403 Bàn và ghế Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Ghế, Sofa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Tủ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Giường hai tầng Luật an toàn sản phẩm 9403 Tủ bếp Luật an toàn sản phẩm 9403 Tủ trẻ em Luật an toàn sản phẩm 9403 Cũi trẻ em Luật an toàn sản phẩm 9403 Ghế trẻ em Luật an toàn sản phẩm
Nguồn: Jetro
Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như bàn, ghế, chạn bát...) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng. Chẳng hạn mẫu nhãn hiệu hàng hóa cho mặt hàng ghế tựa như sau:
+ Kích thước, hình dáng bên ngoài rộng x sâu x cao + Chiều cao của ghế
+ Bộ phận kết cấu + Xử lý bề mặt + Vật liệu bề mặt + Vật liệu đệm
+ Chú ý khi sử dụng
+ Tên của nhà cung cấp nhãn hiệu
Từ 1/7/2003, các quy định về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông đã được ban hành và có hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải được kiểm tra formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng "nhà bệnh tật", là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi. Nội dung chủ yếu của quy định này là:
- Quy định quản lý về chất chlorpyrifos và formaldehyde trong sản phẩm (trong tương lai danh sách các chất có thể được mở rộng).
- Cấm tuyệt đối việc sử dụng chất chlorpyrifos.
- Những hạn chế đối với việc sử dụng formandehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm định quy định cho cơ quan kiểm nghiệm.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập website của Trung tâm Xây dựng Nhật Bản http:www.bcj.or.jp/sickhouseissue/introduction.html để tìm hiểu thông tin liên quan đến các quy định này.
- Nhãn hiệu căn cứ vào Luật An toàn hàng hóa: Hiệp hội sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng được thành lập theo Luật an toàn hàng hóa đã đề ra các tiêu chuẩn để đảm bảo tính an toàn của sản phẩm hàng hóa. Đến nay, một số sản phẩm đồ gỗ như giường tầng, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu yên cho một đầu người.
- Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS: Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản.
Theo quy định của điều 26 trong Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động.
Theo luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, các tiêu chuẩn được đặt ra để đảm bảo chất lượng hàng công nghiệp. Các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn JIS có thể được đóng dấu JIS. Trong hệ thống các mặt hàng nội thất, bàn sử dụng cho văn phòng sẽ được ký hiệu S1031-01, ghế văn phòng là S1032-01, tủ đựng hồ sơ văn phòng là S1033-01, giường thông dụng các sản phẩm nội thất S1102-01, bàn ghế cho trường học là
S1021-01... Hơn nữa, khi được đóng dấu này, mỗi sản phẩm phải có các thông tin chi tiết đi kèm.