THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1 Giới thiệu thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 89 - 94)

- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô

THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1 Giới thiệu thị trường Nhật Bản

1. Giới thiệu thị trường Nhật Bản

1.1. Vài nét về Nhật Bản

Vị trí địa lyù: Nằm ở ngoài khơi phía Đông châu Á

Diện tích: 377.835 km2

Dân số: 127.463.611 người (số liệu tháng 6.2006)

Dân tộc: Người Nhật Bản chiếm 99% dân số. Ngoài ra còn có người Triều Tiên, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brazil.

Ngôn ngữ: Tiếng Nhật Bản

Khí hậu: Có khí hậu ôn đới, phân định rõ 4 mùa.

Đơn vị tiền tệ: Đồng yên (Yen - JPY)

1.2. Nền kinh tế Nhật Bản:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong giai đoạn 1955 - 1973. Từ 1974 đến nay, tốc độ phát triển tuy có chậm lại, nhưng Nhật Bản vẫn là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên và nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu.

Tăng trưởng GDP: Năm 2005 GDP của Nhật Bản là 4.664 tỷ USD với mức tăng trưởng 2,7%. Thu nhập bình quân

đầu người là 31.500 USD. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đóng góp 1,3% GDP, công nghiệp 25,3% và dịch vụ 73,5%.

Lạm phát: Năm 2005, tỉ lệ lạm phát của Nhật Bản là - 0,2%. Dự báo trong những năm tới, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản dao động trong khoảng từ 0,1% đến 1,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp: Năm 2006 là 4,1%.

Tổng kim ngạch mậu dịch: Năm 2005, xuất khẩu đạt 598,2 tỷ USD, nhập khẩu là 518,6 tỷ USD.

Xuất khẩu chủ yếu sang: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Bắc thuộc Trung Quốc, Hong Kong của Trung Quốc.

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Phương tiện giao thông vận tải; động cơ ô tô, xe máy; linh kiện bán dẫn; máy móc điện tử, hóa chất…

Nhập khẩu chủ yếu từ: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Arabia Saudi, UAE.

Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu: Máy móc và thiết bị; nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt, than…); thực phẩm; hóa chất; hàng dệt may; nguyên liệu thô…

Tỷ trọng các ngành kinh tế chính: nông nghiệp (2,1%), công nghiệp (26,8%), xây dựng (10,3%), giao thông vận tải (6,3%), lưu thông (12,5%), các ngành khác (37,9%).

Cán cân thanh toán: Số dư tài khoản thanh toán năm 2005 là 158,3 tỷ USD.

Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật: chiếm 140% GDP (khoảng 6.500 tỷ USD) cao nhất trên thế giới.

Dự trữ ngoại tệ và vàng: Trị giá 860 tỷ USD (tháng 6/2006).

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Yen (JPY) so với USD: 116 (2006); 110,22 (2005); 108,19 (2004).

Chi tiêu ngân sách: Nền tài chính công của Nhật Bản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức với tổng số nợ dài hạn trong dân bằng 170% GDP. Chính phủ Nhật bản đã đề ra nhiều biện pháp như hạn chế chi tiêu cho bộ máy chính quyền các cấp, cải cách chính sách tài chính, giảm thâm hụt ngân sách. Chính phủ Nhật Bản dự tính ấn định ngân sách chính phủ tài khóa 2006 (bắt đầu từ tháng 4/2006) ở mức 80.000 tỷ yên (692 tỷ USD), so với mức 82.100 tỷ yên của năm 2005. Đây là lần giảm đầu tiên trong vòng 4 năm trở lại đây.

Chính sách tiền tệ: Tại cuộc họp quyết định chính sách tiền tệ của Ủy ban Chính sách diễn ra vào ngày 9.3.2006 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra quyết định xóa bỏ “Chính sách nới lỏng tiền tệ” (chính sách này kéo dài suốt từ tháng 3.2001), và đưa vào thực thi cùng ngày hôm đó. Tuy nhiên, hiện tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn quyết định duy trì chính sách “lãi suất không” (zero rate policy) trong ngắn hạn. Xóa bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ đồng nghĩa với việc chấm dứt một chính sách tài chính nâng đỡ nền kinh tế bằng cách tăng số lượng đồng tiền giao dịch trên thị trường, và quađiy trở về với hình thức quản lý nguyên thủy là tăng, giảm lãi suất.

Cải cách cơ cấu: Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn, trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm

hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải cách hành chính của Nhật Bản được thực hiện từ tháng 1.2001, gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi và có bước tăng trưởng.

1.3. Xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nhật

Cùng với làn sóng đầu tư của Nhật vào Việt Nam, thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật cũng liên tục tăng. Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật các doanh nghiệp Việt Nam những năm gần đây phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu, mẫu mã cũng như chất lượng hàng hóa đã cải tiến hơn rất nhiều so với trước đây, đặc biệt là khả năng cung cấp hàng với số lượng lớn. Các doanh nghiệp cũng đã nắm bắt và hiểu thị trường Nhật. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước tăng mạnh cũng có tác động của làn sóng đầu tư của Nhật vào Việt Nam trong các năm vừa qua. Xu hướng các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam làm ăn sau đó xuất sang Nhật và các nước đang phát triển đang tăng rất nhanh.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật bình quân hằng năm đạt 17-18%. Năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt khoảng 4,5 tỉ USD, riêng hàng thủy sản đạt hơn 600 triệu USD. Năm 2006-2007, dự kiến kim ngạch hai chiều đạt 10 tỉ USD. Ngoài việc duy trì và phát triển các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của ta sang Nhật, những mặt hàng như chè, cà phê, đồ nhựa, đồ gỗ, thực phẩm qua chế biến... đã có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam hiện đứng vị trí thứ tư sau Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Các mặt hàng đồ gỗ nội

thất và ngoại thất của Việt Nam đến nay đã vào được hệ thống siêu thị tại Nhật, triển vọng đến hết năm nay kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sẽ vượt Thái Lan và năm sau sẽ vượt qua Đài Loan, trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật.

Hàng nông sản và thủy sản là những mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế và nhu cầu của thị trường Nhật cũng rất lớn. Nhu cầu về rau quả tươi và hoa tươi của thị trường Nhật bản là một ví dụ, nhưng theo qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật, Việt Nam chưa thể xuất khẩu nhiều các mặt hàng này do khâu trồng, bảo quản, bao bì đóng gói của ta còn yếu. Sắp tới Chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ chúng ta chuyển giao công nghệ, máy móc xử lý côn trùng gây hại có trong rau quả và đào tạo chuyên gia.

Mặt hàng tôm của Việt Nam trước đây luôn xếp sau Indonesia nhiều năm, nhưng từ năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ nhất về tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, hi vọng tiếp tục chiếm giữ 23-25% thị phần tại Nhật. Tuy nhiên, sắp tới phía Nhật sẽ kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm bơm tạp chất sẽ trả hàng về và có thể tạm ngưng nhập khẩu đối với đơn vị đó, thậm chí có thể ngưng toàn bộ tôm nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật.

Ước tính có trên 55% mặt hàng xuất khẩu của ta sang Nhật đã tiếp cận được với hệ thống phân phối, tức là vào được các hệ thống siêu thị MR Mart, Tokyu Hands, OK, Mitsukoshi... Tại các siêu thị này, ngoài mặt hàng đồ gỗ còn có tôm, thực phẩm... Các sản phẩm của Việt Nam còn được

dùng làm nguyên liệu chế biến tại Nhật, chẳng hạn nhiều lô hàng tôm đông lạnh được chuyển đến hệ thống các nhà hàng, khách sạn để chế biến món ăn.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)