- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1 Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ
1.2. Quan hệ thương mại Việt Na m Hoa Kỳ
Việt Nam và Hoa Kỳ vừa bước tới cột mốc 10 năm thiết lập và bình thường hoá quan hệ. Trong suốt mười năm qua với sự nỗ lực của hai bên, mối quan hệ giữa hai nước đã có những bước tiến dài. Với những kết quả đạt được hiện nay, tương lai của mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ còn mở rộng hơn, phát triển sâu hơn và tiếp tục mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Những năm gần đây, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng nhanh, từ khoảng 1,5 tỷ USD năm 2001, đến nay đạt gần 7 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 5,930 tỷ USD năm 2005, và ước tính năm 2006 đạt 7,8
tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Có thể nói thị thường Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn nhưng rất khó tính và cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, để từng bước gia nhập và khẳng định vị trí trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này.
Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ với quy mô nhập khẩu 1.300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các chủng loại hàng hoá thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao. Trong thời gian gần đây tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhất là những rào cản thương mại như các vụ kiện bán phá giá. Tuy nhiên, những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội mở rộng con đường vào thị trường này.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ không có thay đổi lớn trong thời gian gần đây. Các mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là dệt may (54,5%); thuỷ hải sản (11%, kể cả thuỷ hải sản chế biến); giầy dép (9,1%); nông lâm sản và thực phẩm kể cả thực phẩm chế biến (6,8%) trong đó chủ yếu là hạt điều, cà phê hạt sống, tiêu hạt, mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên); đồ gỗ nội thất (7%); và dầu khí và sản phẩm dầu khí (4,7%).
Bảng 3.19: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
Đơn vị: Triệu USD
Năm VN xuất sang
Hoa Kỳ VN nhập từ Hoa Kỳ Tổng kim ngạch
2001 1.065,335 410,810 1.476,145 2002 2.452,782 458,326 2.911,108 2003 3.938,617 1.143,267 5.081,884 2004 4.992,326 1.131,444 6.123,770 2005 5.930,606 864,422 6.795,028 9T/2006 5.920,000 7,057 5.927,057
Nguồn : Bộ Thương mại Việt Nam
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng khá nhanh. Nếu năm 2001 Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ 1.065,335 triệu USD thì cho tới năm 2005 con số này đã tăng lên là 5.930,606 triệu USD, tức là tăng khoảng 6 lần. Trong đó những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Hoa Kỳ là dệt may, thủy sản, đồ gỗ nội thất và giày dép.
Những mặt hàng nhập khẩu chính từ Hoa Kỳ là máy móc thiết bị cơ khí, phân bón, nhựa, máy móc thiết bị điện và bông. Nhìn chung có thể thấy sang năm 2007, cơ cấu xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam ngày càng có sự đa dạng.
Thời gian qua hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ do các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu, qua trung gian là ở các công ty Hoa Kỳ, các nhà bán buôn... Các doanh nghiệp Việt Kiều cũng góp phần trong việc
đưa hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hy vọng trong thời gian tới, với số lượng đông đảo Việt Kiều và các doanh nghiệp kiều bào tại Hoa Kỳ có thể đưa hoặc quảng bá hàng hoá Việt Nam sang xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ ngày càng tích cực hơn.
Tóm lại cùng với những thuận lợi khách quan, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nhờ đó khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được cải thiện, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phong phú hơn. Trong bối cảnh chung của quan hệ giữa hai nước đang từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và hiểu biết hơn về thị trường Mỹ. Tất cả những nhân tố đó đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận và mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.