Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 139 - 142)

- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô

2.4.4.Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Hoa Kỳ

2. Thị trường đồ gỗ nội thất Hoa Kỳ 1 Quy mô thị trường

2.4.4.Chứng chỉ/ tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Ổ rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Hoa Kỳ phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ. Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp. Giấy chứng nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này do Văn phòng điều tra sức khoẻ động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR mục 300 và 7 CFR mục 319. Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ.

Hiệp hội ngành gỗ CEI - Bois (European Confederation of Woodworking Industries) đã chuyển đến ban tư vấn những

phàn nàn liên quan đến các khó khăn mà các thành viên gặp phải trong việc tuân thủ một số tiêu chuẩn của Hoa Kỳ:

· Gỗ thông xẻ khung: chất lượng của các bộ phận của gỗ xẻ phải được Uỷ ban tiêu chuẩn gỗ Hoa Kỳ thử nghiệm và công nhận trên cơ sở vị trí địa lý của khu vực trồng.

· Gỗ thông đã được cưa (HS 4407): Hệ thống tiêu chuẩn gỗ Hoa Kỳ (ALS: American Lumber Standard) yêu cầu kiểm tra kỹ thuật thiết yếu và giám sát chất lượng hàng tháng tại xưởng cưa đối với cấp độ xây dựng.

· Gỗ ván sàn: Chi phí vận tải cao hơn do việc hạn chế khối lượng vận tải (21 tấn/xe chở). Theo các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ, quy định vận tải của Hoa Kỳ không cho phép các xe có trọng lượng vượt quá 21 tấn.

Ngoài ra còn những vấn đề khác như: các quy tắc vệ sinh dịch tễ và các yêu cầu về chứng chỉ vệ sinh dịch tễ đối với đồ nội thất được nhồi đệm quá phiền phức hay các quy định kiểm tra gỗ thông của Hoa Kỳ khác với quy định của EU.

Các công ty nhập khẩu chủ yếu phàn nàn về các quy tắc phân loại gỗ. Chương trình phân cấp gỗ này do Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Hoa Kỳ (ALSC: American Standard Lumber Committee) thực hiện. Ủy ban này bao gồm các nhà sản xuất, phân phối, sử dụng và người tiêu dùng, hoạt động như một uỷ ban thường trực về tiêu chuẩn gỗ thông của Hoa Kỳ (tiêu chuẩn sản phẩm tự nguyện PS 20: Voluntary Product Standard PS 20). Uỷ ban này cũng phụ trách quản lý các chương trình uỷ nhiệm phân loại cấp bậc gỗ được sản xuất theo PS 20. Hệ thống ALS là một bộ phận thống nhất của nền kinh tế công

nghiệp gỗ, là cơ sở cho giao dịch thương mại của tất cả các loại gỗ thông tại khu vực Bắc Hoa Kỳ. Hệ thống này cũng đưa ra các tiêu chuẩn chấp thuận gỗ và giá trị kiểu dáng gỗ thông qua việc xây dựng một bộ luật chung cho toàn liên bang.

Như đã được ghi nhận ở trên, chức năng của hệ thống ALS là để đảm bảo các tiêu chuẩn gỗ thông của Hoa Kỳ. Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Hoa Kỳ theo thủ tục phát triển các tiêu chuẩn hàng hoá một cách tự nguyện của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thông qua quá trình đồng thuận sẽ thiết lập các tiêu chuẩn kích cỡ, các khoản điều tra, các chính sách, các yêu cầu dán nhãn phân loại và các chế tài cho chương trình chứng nhận. Các hoạt động trên được Uỷ ban tiêu chuẩn gỗ Hoa Kỳ thực hiện hoặc thông qua khuôn khổ do ALSC, PS 20 và Ủy ban quy tắc phân loại quốc gia (NGRC: National Grading Rule Committee) thành lập. NGRC là một cơ quan có thẩm quyền hoạt động theo quyết định của ALSC trong một số lĩnh vực cụ thể liên quan đến việc đảm bảo các quy tắc phân loại quốc gia cho hàng gỗ kích thước lớn.

Thậm chí nếu các tiêu chuẩn của ALS có vẻ như không bắt buộc thì các nhà xuất khẩu hàng vào Hoa Kỳ cũng nên xem xét việc tôn trọng các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ để tiêu thụ hàng hoá của mình tại Hoa Kỳ. Việc tôn trọng các tiêu chuẩn này sẽ gây ra các chi phí bổ sung cho các công ty xuất khẩu, bởi vì họ sẽ phải tiến hành những cuộc thử nghiệm mới và phải lắp đặt máy móc mới.

Theo chính sách đối với gỗ ngoại nhập của ALSC, các văn phòng công ty nước ngoài có thể được chứng nhận, phân loại hàng gỗ, đối với gỗ có nguồn gốc nước ngoài được phân

loại theo hệ thống ALSC, việc phân loại phải được thực hiện trên cơ sở các thủ tục đã được ALSC quy định và các quy định phân cấp quốc gia cho gỗ có kích thước lớn hoặc quy tắc phân loại do Văn phòng hoạch định quy tắc Hoa Kỳ ban hành.

Cùng với chương trình chứng nhận gỗ chưa được xử lý, Uỷ ban ALSC cũng quản lý chương trình chứng nhận dán nhãn chất lượng cho gỗ đã qua xử lý được sản xuất theo tiêu chuẩn do Hiệp hội bảo tồn gỗ Hoa Kỳ ban hành và giám sát, chương trình dán nhãn gỗ nguyên liệu đóng gói không có nguồn gốc công nghiệp do Hiệp ước bảo vệ gỗ quốc tế quy định. Từ tháng 7/2001, chương trình đóng gói gỗ không có nguồn gỗ công nghiệp đã được áp dụng.

Theo một số công ty, cần phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại của Hoa Kỳ. Để có thể xuất khẩu gỗ chưa được xử lý sang Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ yêu cầu tiệt trùng cụ thể và các thiết bị để tiệt trùng lại rất đắt. Hơn thế, máy móc thiết bị sản xuất phải được văn phòng do Hoa Kỳ uỷ quyền kiểm tra. Các công ty thường miễn cưỡng xuất trình kỹ thuật này bởi họ không biết liệu công việc kinh doanh của mình với Hoa Kỳ có thành công hay không. Canada cũng áp dụng quy định tương tự và chính tình trạng này đã làm hạn chế việc xuất khẩu của các nước vào thị trường Bắc Mỹ.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 139 - 142)