- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô
2. Tổng quan ngành gỗ và thị trường gỗ Nhật Bản 1 Quy mô thị trường:
2.6.2.1. Các nguyên tắc khi xâm nhập thị trường
Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hoá tiêu
dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về hàng hoá xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng của người tiêu dùng.
Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết.
Nắm chắc thông tin thị trường một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như Cục Xúc tiến Thương mại, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO. Hiện nay JETRO có mẫu (form) hướng dẫn tìm khách hàng Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.
Đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm của mình: Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hoá khác nhau.
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật: Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc
tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm.
Các hội chợ triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật.
Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác: Từ sự khác biệt về môi trường văn hoá và công nghiệp nên có một số mặt hàng có thể chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế, việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan trọng.
Tại Nhật, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cable v.v được đánh giá là có hiệu quả vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.
Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành: Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý chất lượng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, tư vấn phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường... (JESA-II). Chương trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật chịu. JESA-I giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chương trình này có thể tìm hiểu qua Văn phòng đại diện JETRO.