Về môi trường: Nhận biết các vấn đề về môi trường ngày càng tăng trong những năm gần đây và trở thành một

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 64 - 69)

ngày càng tăng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề quan trọng trong việc buôn bán hàng nội thất quốc tế. Hiện nay có rất nhiều quốc gia ở châu Âu yêu cầu các sản phẩm đồ nội thất phải có nhãn sinh thái hoặc phải có nhãn quốc tế về nguyên liệu.

Nhãn sinh thái: Từ tháng 3/2002, Uỷ ban EU quyết định đưa ra tiêu chuẩn cho nhãn sinh thái về đồ nội thất. Thông tin về những tiêu chuẩn này có thể tìm tại website của European Federation of Fur

Nhãn FSC: Gỗ và sản phẩm gỗ không có nguồn gốc từ các khu rừng được chứng nhận quản lý bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường EU vì gặp sự phản đối của người tiêu dùng. Hội đồng quản lý rừng FSC đã ban hành chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và ngày càng được người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn ở hầu hết thị trường châu Âu. Biểu tượng FSC không chỉ đảm bảo rằng gỗ được lấy từ rừng được quản lý tốt mà còn đảm bảo rằng trong toàn bộ các khâu chế biến từ khai thác đến tạo thành sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bị trộn lẫn với các sản phẩm gỗ từ “rừng không đảm bảo bền vững”.

- Về chất lượng: EU không đưa ra một tiêu chuẩn chất lượng chính thức nào. Tuynhiên, Uỷ ban tiêu chuẩn hoá châu Aâu (European Committee for Standardisation – CEN) đã công

bố một số tiêu chuẩn về chất lượng cho sản phẩm nội thất vào năm 1998. Trong tương lai, đây có thể trở thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chung châu Âu. Hệ thống tiêu chuẩn này quy định các vấn đề về an toàn và sức khoẻ cho người lao động, người tiêu dùng và các phương pháp kiểm tra. Thông tin chi tiết về các tiêu chuẩn này có thể xem tại website

Khi các sản phẩm nội thất đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC thì sẽ được dán nhãn mác CEN/CENELEC, tuy nhiên để được dán mác này cần phải trả một khoản phí.

Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, mỗi quốc gia thuộc liên minh châu Âu đều có thêm các quy định tiêu chuẩn về chất lượng khác nhau.

2.3.1.2.3. Đóng gói và nhãn mác

Vận chuyển từ các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường châu Âu thường mất một quãng đường dài trước khi đến được đích, do vậy nên đóng gói đảm bảo chắc chắn và an toàn khi vận chuyển bằng đường biển. Hàng nội thất rất dễ bị hỏng nên cần phải được đóng gói cẩn thận và chắc chắn.

Tiêu chuẩn đóng gói châu Âu: châu Âu đã ban hành chỉ thị 94/62/EC qui định những tiêu chuẩn tối thiểu về đóng gói và chất thải đóng gói và được thực hiện hầu hết các nước châu Âu từ năm 1996. Mỗi nước đều có quyền thêm các tiêu chuẩn riêng của họ vào tiêu chuẩn chung này

Ký hiệu và nhãn mác: Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng về tên, địa chỉ của người xuất khẩu và nhập khẩu, nước

xuất xứ, cảng quá cảnh và thông tin về nội dung hàng để người nhập khẩu có thể biết chính xác những lô nào của sản phẩm đã đến. Người nhập khẩu cũng thường được yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có thể phân phối mà không cần phải mở thùng. Việc sử dụng mã vạch ngày càng phổ biến ở các kênh phân phối bán buôn và bán lẻ ở châu Âu.

2.3.2. Các yêu cầu để xâm nhập thị trường EU đối với gỗ và các mặt hàng gỗ (HS44) và các mặt hàng gỗ (HS44)

2.3.2.1. Các qui định thuế quan và hạn ngạch

Nói chung, toàn bộ hàng đồ gỗ bao gồm gỗ nguyên liệu và sản phẩm từ gỗ đều phải chịu thuế nhập khẩu vào thị trường EU tuỳ thuộc vào sản phẩm và nước xuất xứ. Nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển, Liên minh châu Âu vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các nước đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển. Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng (VAT) cho hàng gỗ khá cao, phổ biến khoảng từ 15-25% tuỳ vào từng nước.

Bảng 3.8: Thuế VAT đối với gỗ công nghiệp Quốc gia Thuế

suất (%) Quốc gia Thuế suất (%)

Bỉ 21,0 Luxembourg 15,0

Cộng hòa Czech 19,0 Hungary 25,0

Đan Mạch 25,0 Malta 18,0

Đức 7/16 Hà Lan 19,0

Estonia 18,0 Áo 10/20

Hy Lạp 19,0 Ba Lan 22,0

Tây Ban Nha 16,0 Bồ Đào Nha 21,0

Pháp 19,6 Slovenia 20,0

Ireland 21,0 Slovakia 19,0

Ý 20,0 Phần lan 22,0

Cypus 15,0 Thụy Điển 25,0

Latvia 18,0 Anh 17,5

Lithuania 18,0

Nguồn: EC, Taxation and Customs Union (2005)

2.3.2.2. Các qui định áp dụng cho hàng rào phi thuế quan - Quy định về chất phụ gia độc hại: Việc nhập khẩu gỗ - Quy định về chất phụ gia độc hại: Việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU đều phải chịu một số qui định cấm các chất nguy hiểm độc hại, ví dụ như các chất Creosote và Asernic dùng để xử lý gỗ bị cấm ở toàn châu Âu, đồng thời đưa Borax vào danh mục chất gây nguy hiểm cho người sử dụng (Thụy Điển), riêng Đức và Hà Lan cấm các

hoá chất có thể gây ung thư như dầu creosot và cấm cả chất formaldehyde trong bảo quản gỗ.

- Qui định cho các sản phẩm xây dựng vào châu Âu: Các sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về: độ bền sản phẩm; khả năng chịu lửa; bảo vệ môi trường, sức khoẻ và vệ sinh; an toàn khi sử dụng; chống ồn; tiết kiệm năng lượng; giữ nhiệt.

Các tiêu chuẩn cụ thể:

Ũy ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá (CEN) đang phát triển các tiêu chuẩn để sử dụng cho ngành xây dựng. Một trong những vấn đề đối với ván sàn là nhãn CE chứng nhận chất lượng được bắt đầu từ tháng 10/2003 ở châu Âu. Kể từ tháng 4/2004, toàn bộ ván sàn giao thương ở châu Âu bắt buộc phải được dán nhãn CE.

Ban chỉ đạo sản phẩm xây dựng đã buộc các sản phẩm ván sàn phải đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu, bao gồm độ bền, an toàn, chịu lửa và chống ồn. Để đạt được các tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất buộc phải chứng minh qui cách sản phẩm của họ đạt được tiêu chuẩn này. Sau khi được một bên thứ ba kiểm tra và xác nhận thì nhà sản xuất mới được dùng nhãn CE.

Ngoài ra, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) cũng phát triển tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001 và ISO 9004 áp dụng cho việc quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Các nhà nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu chuẩn chất lượng này.

Hiệp định về buôn bán giao dịch quốc tế các loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng: Đối với các nhà xuất khẩu ở nước đang phát triển cần biết về luật lệ này vì nó qui định rõ các biện pháp cứng rắn để bảo vệ một số hệ thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm từ website: htttp://www..cites.org.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)