Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 168 - 172)

- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô

CÁC GIẢI PHÁP VAØ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGAØNH GỖ VAØ ĐỒ GỖ

1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu

xuất khẩu

Mục tiêu đề xuất giải pháp:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu bán sản phẩm.

- Nâng cao khả năng kinh doanh đồ gỗ nội thất Việt Nam tại thị trường Mỹ.

1.3.1. Ở cấp độ vĩ mô

- Nhà nước cần nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu đồ gỗ nội thất Mỹ, cung cấp thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thương vụ đồng thời phải là những nhà tư vấn chiến lược hiệu quả cho phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam tại thị trường này.

- Nhà nước cần xây dựng mạng thông tin kết nối giữa Bộ Thương mại, các Sở Thương mại và Thương vụ Việt Nam

ở Mỹ để có thể cung cấp thông tin thương mại nhanh chóng, hiệu quả.

- Nhà nước và các tổ chức xúc tiến cần xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quảng bá nhằm làm cho người Mỹ hiểu về Việt Nam, về sản phẩm đồ gỗ nội thất của Việt Nam.

- Duy trì tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm quốc tế nổi tiếng của Mỹ như: Hội chợ quốc tế về đồ gia dụng trong nhà (The International Home Furnishings Market) High Point ở Bắc Carolina được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 - Đây là hội chợ lớn nhất về đồ gỗ nội thất trên thế giới với diện tích 11,5 triệu feet vuông (tương đương với 106,8 ha) gồm 188 toà nhà, hàng năm có khoảng 70.000 – 80.000 người đến thăm; Hội chợ đồ gỗ Las Vegas - Hội chợ đồ nội thất lớn nhất ở Bờ Tây Hoa Kỳ và Hội chợ đồ gỗ tại San Fransico. Việc tham gia các hội chợ chuyên ngành sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được thị trường cần gì, xu hướng phát triển của thị trường, đối thủ cạnh tranh của mình là ai và khả năng cạnh tranh của họ đến đâu. Hội chợ cũng chính là nơi lý tưởng để giới thiệu sản phẩm, kiểm nghiệm phản ứng của thị trường đối với sản phẩm, và là một cơ hội để gặp gỡ các đối tác kinh doanh.

- Bên cạnh hội chợ EXPO chuyên đề về đồ gỗ đã được tổ chức khá thành công trong những năm vừa qua, cần phải xây dựng đề án tổ chức hội chợ đồ gỗ nội thất quốc tế cho sản phẩm đồ gỗ ngoài trời tại Đà Nẵng, sản phẩm nội thất tại Tp Hồ Chí Minh định kỳ hàng năm. Các hội chợ này phải hướng đến mục tiêu trở thành một trong những hội chợ chuyên ngành quan trọng nhất khu vực Châu Á với quy mô và phương

thức tổ chức hiện đại thu hút những nhà nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất Mỹ và các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên tổ chức các hoạt động phụ trợ bên lề hội chợ như tổ chức các hội thảo nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Mỹ cũng như giới thiệu cho các nhà nhập khẩu, các chuyên gia nước ngoài, các hiệp hội nước ngoài về ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ nội thất của Việt Nam.

- Xúc tiến thương mại cần phải bao gồm các hoạt động nhằm cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước cần cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ những khoá đào tạo nâng cao về quản lý sản xuất và chất lượng, về nghiệp vụ logistics hiện đại, về nghiệp vụ ngoại thương và luật pháp khi kinh doanh tại thị trường Mỹ.

- Tận dụng nguồn lực từ kiều bào. Với số lượng khoảng 1,3 triệu người, công đồng người Việt Nam ở Mỹ lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Họ là người am hiểu thị trường, thông thạo ngôn ngữ, do đó có thể đóng vai trò môi giới hữu hiệu đưa sản phẩm gỗ Việt Nam vào Mỹ.

1.3.2. Ở cấp độ vi mô

- Doanh nghiệp phải khảo sát, tìm hiểu thị trường và thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường Mỹ. Với hiểu biết về những thay đổi trong thị hiếu, nhu cầu, tình hình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, điều chỉnh kịp thời các chiến lược của mình nhằm phù hợp với tình hình mới.

- Chủ động tham gia các hội chợ, hội thảo trong nước và tại Mỹ với sự hỗ trợ của chính phủ nhằm tìm kiếm các cơ hội giao thương mới với các đối tác Mỹ cũng như giới thiệu sản phẩm, xem xét phản ứng của thị trường,…

- Tăng cường khai thác thông tin về các khách hàng tiềm năng thông qua các Hiệp hội, Thương vụ Việt Nam ở Mỹ, tạp chí chuyên ngành như Furniture Today, Furniture World Magazine,… Đặc biệt, đội ngũ kinh doanh của doanh nghiệp phải tận dụng nguồn thông tin khổng lồ trên Internet để phát triển khách hàng. Doanh nghiệp cần phải quan niệm website của doanh nghiệp là phương tiện tiếp cận khách hàng hữu hiệu và ít tốn kém nhất. Do vậy, doanh nghiệp phải đầu tư thiết kế website của mình cho bắt mắt hơn, đảm bảo thông tin thường xuyên được cập nhật. Ngoài ra, ngôn ngữ sử dụng trên trang chủ nên có thêm phần tiếng Anh, với các diễn đạt rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ thông tin.

- Doanh nghiệp muốn thành công tại thị trường Mỹ cần tạo cho mình một thương hiệu uy tín. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần tìm kiếm những nhà phân phối đáng tin cậy và xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu. Điều đó giúp đảm bảo uy tín cho sản phẩm xuất khẩu.

- Khi thương lượng ký kết hợp đồng kinh doanh với đối tác Mỹ, doanh nghiệp cần chú ý đến các điều khoản quy định về yêu cầu đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, chủng loại nguyên liệu, thời gian giao hàng. Đặc biệt, điều khoản thanh toán nên chọn phương thức thanh toán L/C để góp phần giảm thiểu rủi ro trong trường hợp khách hàng đơn phương huỷ ngang hợp đồng.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 168 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)