Tình hình thị trường gỗ Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 97 - 100)

- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô

2. Tổng quan ngành gỗ và thị trường gỗ Nhật Bản 1 Quy mô thị trường:

2.2. Tình hình thị trường gỗ Nhật Bản:

Trong nửa đầu năm 2006, nhập khẩu gỗ khúc của Nhật Bản ước giảm gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 5,5 triệu m3, do nguồn cung từ Đông Nam Á, châu Phi và New Zealand suy yếu. Trong khi đó, nhập khẩu gỗ xẻ lại tăng nhẹ, đạt 7 triệu m3, nhờ nguồn cung gia tăng từ thị trường Bắc Mỹ và Nga đã bù đắp cho sự suy giảm về nhập khẩu gỗ xẻ nhiệt đới .

Gỗ khúc nhiệt đới chiếm 11% tổng lượng gỗ khúc nhập khẩu của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2006, giảm so với mức 13% cùng kỳ năm ngoái. Giá gỗ khúc của New Zealand hiện vẫn duy trì ở mức cao do đồng Đôla nước này tăng giá đáng kể so với đồng USD và nhu cầu tiêu thụ của các nước khác, như Trung Quốc, Hàn Quốc, gia tăng là nguyên nhân khiến nhập khẩu của Nhật Bản giảm sút.

Trong khi đó, nguồn cung gỗ khúc của khu vực Đông Nam Á nhìn chung vẫn bị thắt chặt do các hoạt động kiểm soát nạn khai thác gỗ lậu đang được đẩy mạnh.

Với châu Âu, nhập khẩu gỗ xẻ của Nhật Bản từ thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2006 ước tăng 5,4% so với cùng kỳ 2005, đạt 1,51 triệu m3, bất chấp sự tăng giá trị của đồng Euro so với đồng Yên. Do không có sản phẩm thay thế cho gỗ xẻ, các nhà nhập khẩu gỗ xẻ mỏng dùng cho xây dựng Nhật Bản phải tăng cường tìm kiếm nguồn hàng từ châu Âu với lượng nhập khẩu ước đạt 380,037 m3, tăng 16,5%.

Bảng 3.13: Số liệu nhập khẩu gỗ khúc của Nhật Bản nửa đầu năm 2006

Đơn vị: nghìn m3

Nước xuất

xứ Khối lượng % (tăng/giảm)*

Nga 2.797,9 +3,2 Bắc Mỹ 1.710,3 +0,1 New Zealand 99,6 +12,6 Châu Phi 4,1 +30,8 Chi Lê 3,2 -67,5 Gỗ khúc Tổng cộng 5.505,6 -1,6

Nguồn: Jetro và các tài liệu tổng hợp

Ghi chú: * % tăng giảm so với cùng kỳ năm 2005

Bảng 3.14: Số liệu nhập khẩu gỗ xẻ của Nhật Bản nửa đầu năm 2006

Đơn vị: nghìn m3.

Nước xuất xứ Khối lượng % (tăng/giảm)*

Bắc Mỹ 1.780,4 +4,3 Nga 529,5 +0,5 Đông Nam Á 256,6 -4,5 Chilê 120,3 -31,1 New Zealand 78,8 +7,2 Gỗ xẻ Tổng cộng 2.765,7 +0,6

Nguồn: Jetro và các tài liệu tổng hợp Ghi chú: * % tăng giảm so với cùng kỳ năm 2005

Còn đối với thị trường gỗ dán Nhật Bản hiện đang có dấu hiệu chuyển biến theo hướng tích cực khi nhu cầu về mặt hàng này từ ngành xây dựng đang gia tăng bất chấp giá gỗ dán thời gian tới có khả năng tăng lên. Tuy nhiên, sản xuất các loại gỗ dán (gỗ mỏng, trung bình, dầy) của Nhật Bản đã giảm gần một nửa trong thời gian qua do nguồn cung một số gỗ nguyên liệu, đặc biệt là gỗ G1 loại 2,4 mm, 3,7 mm và 5,2 mm, trở nên rất hạn hẹp.

Việc ngành sản xuất gỗ của Indonesia và Malaysia gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các loại gỗ khúc chất lượng cao được cho là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt và khan hiếm loại nguyên liệu này trên thị trường Nhật Bản. Trước tình hình trên, ngành xây dựng Nhật Bản đã bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng các loại mặt hàng thay thế khác như gỗ ván sàn cao cấp, gỗ sợi ép...

Mặc dù vậy, trong tháng 3.2006 đã tăng lên sau 4 tháng giảm liên tiếp. Theo số liệu của Tổ chức Nông-Lương Liên hiệp quốc (FAO), nhập khẩu gỗ dán của Nhật Bản trong tháng 3.2006 đạt 405.000 m3, tăng 22% so với tháng 2.2006 và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc tăng lên lần lượt đạt 216.000 m3 và 40.000 m3, trong khi nhập khẩu từ Indonesia lại giảm trong tháng thứ 18 liên tiếp, xuống còn 140.000 m3.

Do nguồn cung gỗ dán từ các nước Đông Nam Á đang dần xấu đi và lượng tồn kho giảm, giá mặt hàng này tại thị trường Nhật Bản đang tiếp tục tăng lên và đạt mức cao nhất trong tháng 5.2006 kể từ tháng 4.1999. Với giá có khả năng vẫn tăng lên và nguồn cung đang trở nên đặc biệt hạn hẹp, nhà sản xuất gỗ dán lớn nhất Nhật Bản, công ty Seihoku, đã

thông báo tăng giá bán và có thể sẽ tiếp tục nâng giá lên cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)