Hệ thống phân phố

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 80 - 85)

- Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với mô

2.5-Hệ thống phân phố

Bảng 3.9: Hệ thống phân phối đồ nội thất ở EU

Các kênh phân phối đồ nội thất ở EU có thể chia như sau: Các kênh phân phối chuyên biệt:

Bao gồm các nhà bán lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm nội thất và nguyên phụ liệu. Các kênh phân phối chuyên biệt chiếm khoảng 80% doanh thu bán lẻ đồ nội thất ở 7 nước tiêu dùng đồ nội thất hàng đầu của EU trong năm 2004. Các kênh phân phối chuyên biệt có thể gồm các nhà bán lẻ có tổ chức hoặc các nhà bán lẻ tư nhân. Các nhà bán lẻ có tổ chức như các chuỗi cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (các cửa hàng cùng tên dưới sự quản lý của một chủ), và các cửa hàng nhượng quyền. Các nhóm thu mua, rất phổ biến ở Đức và Hà Lan, là một hình thức phân phối chuyên biệt khác, tham gia vào lực lượng mua hàng với quy mô lớn. Các cửa hàng bán lẻ tư nhân rất phổ biến ở Nam Âu.

Các kênh phân phối không chuyên:

Bao gồm tất cả các kênh phân phối có bán đồ nội thất, bao gồm các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán hàng qua thư, các đại siêu thị và siêu thị. Năm 2004, doanh thu bán lẻ đồ nội thất của các kênh phân phối không chuyên chiếm khoảng 20% tổng doanh thu bán lẻ của 7 nước tiêu dùng đồ nội thất hàng đầu EU.

Bán lẻ đồ nội thất ở EU

Năm 2004, ở 7 nước tiêu dùng đồ nội thất hàng đầu của EU có khoảng 86.175 cửa hàng bán lẻ đồ nội thất với khoảng 350.000 nhân viên. Kinh doanh bán lẻ đồ nội thất rất đa dạng với nhiều loại cửa hàng, từ những cửa hàng chỉ bán một loại

sản phẩm nội thất đặc biệt đến những cửa hàng bán nhiều loại sản phẩm với các phụ kiện kèm theo.

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ với showroom lớn thường thấy ở các nước Trung Bắc Âu, trong khi các cửa hàng tư nhân với showroom nhỏ hơn lại phổ biến ở Italia, Tây Ban Nha và các nước mới gia nhập EU. Các cửa hàng nhỏ đang có xu hướng mở rộng quy mô để cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng lớn.

Ở Đức, Pháp, Anh và Hà Lan, mạng lưới kinh doanh đồ nội thất rất hiện đại, tổ chức tốt và hoạt động rất hiệu quả. Những khu buôn bán đồ nội thất quy mô trên 10.000 m2 thường ở các trung tâm buôn bán ngoại thành.

Các kênh phân phối cho các nhà xuất khẩu đồ nội thất ở các nước đang phát triển

Đối với các nhà xuất khẩu đồ nội thất ở các nước đang phát triển, phân phối sản phẩm qua EU khá phức tạp. Do đó cách tốt nhất là có một kho hàng ở một nước EU. Khi xuất khẩu đồ nội thất lần đầu tiên, kênh phân phối tốt nhất là thông qua các nhà nhập khẩu EU. Họ là những người hiểu rất rõ thị trường nên có thể đưa ra cách phân phối an toàn nhất và hiệu quả nhất và cung cấp những thông tin và những chỉ dẫn cần thiết như quy trình xuất nhập khẩu và lưu kho hàng hoá. Nếu tạo dựng được mối quan hệ hợp tác tốt với nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và nguyên liệu …

Bảng 3.10: Bảng phân tích ưu khuyết điểm các kênh phân phối cho các nhà xuất khẩu đồ nội thất ở các nước đang phát triển

Ưu điểm Khuyết điểm

- Không lo lưu kho những sản phẩm không bán được.

- Nếu duy trì được mối quan hệ hợp tác tốt, công việc kinh doanh sẽ suôn sẻ hơn.

- Lợi nhuận bị chia sẻ. - Nhà nhập khẩu có thể đòi

độc quyền bán sản phẩm. - Nếu là nhà NK không có

uy tín, sẽ gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh

Nguồn: CBI

Ngoài ra, còn có những kênh phân phối khác thích hợp với các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển như:

- Phân phối qua các nhà sản xuất bản địa: Do chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng tăng khiến cho sản phẩm kém tính cạnh tranh, các nhà sản xuất EU hiện nay thường đóng vai trò như là nhà nhập khẩu. Cũng giống như nhà nhập khẩu, họ tìm kiếm những nguồn hàng giá rẻ, và sau đó đặt sản xuất chứ không mua những sản phẩm làm sẵn.

- Phân phối qua đại lý mua hàng: Đây là những công ty độc lập hoạt động trung gian giữa người bán và người mua và hưởng hoa hồng chênh lệch. Thường thì các đại lý mua hàng có văn phòng ở nước cung cấp.

- Phương pháp bán qua đại lý bán hàng: Đây cũng là những công ty độc lập và hưởng hoa hồng chênh lệch nhưng họ làm việc theo hợp đồng cho một hoặc nhiều nhà sản xuất. Nếu họ có kho hàng riêng thì thực chất họ hoạt động như nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn.

- Phương pháp bán hàng qua hệ thống cửa hàng, siêu thị: Các hệ thống cửa hàng siêu thị cũng mua hàng nội thất trực tiếp từ người cung cấp, điều này giúp giảm chi phí vì cắt được nhiều khâu trung gian giữa người cung cấp đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách này thường gây nên những loạt hàng hoá giá rẻ, kém chất lượng, sau một thời gian sôi nổi là nguy cơ chìm lắng xuống rất nhanh. Hệ thống phương pháp của hãng IKEA đặc biệt vì họ có nhân viên mua hàng riêng trên toàn thế giới để khống chế giá cả và chất lượng.

- Phương pháp mua hàng qua tổ chức người mua: Đây là các tổ chức trung gian muốn giảm chi phí bằng cách mua hàng trực tiếp từ nhà cung cấp bất cứ khi nào với giá rẻ nhất, họ giống như các đại lý mua hàng cho các nhà bán lẻ nhưng kiêm thêm hỗ trợ tài chính cho cả nhà sản xuất và bán lẻ. Kênh phân phối này thường phải có quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp nổi tiếng và có nhu cầu lớn

- Nhà sản xuất thâm nhập trực tiếp: Nhà sản xuất bán trực tiếp hàng đến người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng của riêng họ. Một số nhà sản xuất bán các hàng lỗi mốt với giá siêu rẻ đến tận người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Tài liệu nghiên cứu ngành hàng đồ gỗ của Việt Nam ppt (Trang 80 - 85)